Bà
Trương Thị Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Xuân Phú cho biết: “Khi tham gia vào
tổ hợp tác, mỗi thành viên được nhận một con dê sinh sản giống bách thảo có bầu
ít nhất là 2 tháng, được tham gia lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi dê
do địa phương tổ chức; được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, có chuyên gia thú y
của HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú hỗ trợ hoàn toàn. Sản phẩm đầu ra được công
ty cung cấp giống thu mua”.
Nhờ
vậy, hơn 2 năm triển khai thực hiện dự án, từ 41 con dê giống ban đầu đến nay,
Tổ hợp tác đã phát triển thành 234 con, giúp nhiều hộ dân nơi đây vươn lên
thoát nghèo bền vững. Ngoài nghe báo cáo của tổ, Đoàn đã đến khảo sát mô hình
nuôi dê của hai trong số các hộ trong tổ là hộ gia đình bà Nguyễn Thị Dầm, ấp
Bình Xuân 1, từ một con dê nay có 3 con dê và 1 bò sinh sản. Hộ gia đình
ông Vũ Thanh Quang, ấp Bình Tân từ một
con dê giống nay đã có 13 con dê, gia đình đã bán 6 con đầu tư sản xuất và
thoát nghèo vào cuối năm 2016.
UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch MTTQ tỉnh Huỳnh Văn Tới thăm mô hình nuôi dê hộ nghèo ở Xuân Lộc
Chủ
tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Văn Tới đánh giá cao kết quả hoạt động của mô
hình này. Đồng thời, trong chuyến khảo sát lần này, MTTQ cũng mời một số hộ
người đồng bào nghèo dân tộc S’Tiêng, Châu ro, Châu mạ của hai xã (Phú Lý, Vĩnh
Cửu) và Tà Lài (Tân Phú) cùng tham quan. Sau đó, Tỉnh sẽ triển khai thí điểm Đề
án hỗ trợ cho 21hộ đồng bào dân tộc nghèo của 2 xã này nuôi dê thịt giai đoạn
2017-2018 và tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá mô hình nuôi dê thịt và nuôi dê sữa,
thịt giai đoạn 2019-2024. Tổng nguồn kinh phí gần 400 triệu đồng do Quỹ “Vì
người nghèo” tỉnh và HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú hỗ trợ. Khi mô hình thành
công sẽ nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh, nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc
giảm nghèo bền vững./.
Lê Thoại