Bài 1: Mãi mãi không quên những người nằm lại
*Nỗi đau to lớn- Niềm
tin mãnh liệt
Cho đến nay, đã gần nửa thế kỷ
qua đi nhưng ký ức về trận đánh và những hy sinh đau thương của nhiều chiến sĩ
ta vẫn không bao giờ mờ phai trong ký ức của những người CCB đã từng tham gia Tết
Mậu Thân 1968. Tại căn nhà nhỏ nằm khuất trong hẻm sâu ấp 1, xã Phước Thái, huyện
Long Thành, ông Lâm Văn Âu, nguyên Đại đội
trưởng đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 5 trực tiếp đánh trận Sân bay Biên Hòa
đêm 31-1-1968 kể lại, Khi đến hàng rào thứ nhất của đường băng Sân bay đã được
đại đội 1 mở hàng rào, Đại đội 2 tiến vào đầu đường băng đã chứng kiến cảnh
hàng chục chiến sĩ của Đại đội 1 đã hy sinh nằm la liệt. “Cuộc đời tôi đi kháng
chiến đã đánh 110 trận từ cấp trung đội trở lên, nhưng chưa có trận nào ác liệt
như trận Sân bay Biên Hòa. Nhìn cảnh chiến sĩ 18 đôi mươi hy sinh khi chưa kịp thấy
ngày thống nhất là nỗi đau to lớn không thể nào mờ phai trong tâm trí tôi”, ông
Âu bùi ngùi nhớ lại.
Ông Lâm Văn Âu (bìa trái) chào đón cán bộ
Ban CHQS Long Thành
Ông kể tiếp, khi được lệnh của
trên làm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Hai tiểu đoàn 1 và 2
của Sư đoàn 5 được chỉ định tấn công phía Đông Sân bay Biên Bòa theo 4 mũi.
Nhưng Sân bay Biên Hòa là một trong những trọng điểm của Chiến tranh Cục bộ của
Mỹ ở miền Nam Việt Nam nên chúng đã tăng tiếp viện cho các Tiểu đoàn 57 địa
phương của quân đội Ngụy; Tiểu đoàn dù của Sư đoàn 101 (Mỹ) bằng trực thăng đến
Sở chỉ huy của Sư đoàn 101 để đánh trả quân đội ta. Cùng đó chúng tăng viện cho
Sở chỉ huy Quân đoàn 3 Ngụy tấn công phía bắc vào tổng kho Long Bình nhằm ngăn
chặn hướng đánh của Trung đoàn 274, Sư đoàn 5 Bộ đội Việt Nam vào Sân bay Biên
Hòa. “Với lực lượng không cân sức, bộ đội ta phải rút ra khỏi Sân bay và hy
sinh rất nhiều trong trận đánh này. Như những gì tôi trực tiếp tham gia và chứng
kiến thì trong trận Tết Mậu Thân 1968, Tiểu đoàn 1 đã hy sinh gần 400 người”,
ông Âu nói.
Ông Đặng Thanh Hương nhớ lại trận đánh 1968
CCB Đặng Thanh Hương, 84 tuổi
nhưng ký ức trong ông về trận đánh vẫn nguyên vẹn như mới ngày hôm qua. Ông cho
biết: “Trận đánh Sân bay Biên Hòa năm 1968 là một trận đánh ác liệt nhất cả quy
mô, mức độ và hy sinh rất nhiều đồng đội. Những chiến sĩ trẻ đã nằm lại trong
các địa điểm tại Sân bay, giờ tìm được đưa về an táng là khát khao không chỉ của
những người đồng đội, mà là mong muốn của toàn thể xã hội, người thân, gia đình.
Dù ác liệt, dù hy sinh nhưng anh em vẫn động viên nhau và tin vào ngày toàn thắng”.
*Nỗ lực tìm kiếm
Trong nỗ lực tìm kiếm liệt sĩ hy
sinh tại Sân bay Biên Hòa, người quyết tâm cao nhất, quyết liệt nhất là Đại tá
Mai Xuân Chiến, Phó chính ủy, Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực, Ban chỉ đạo
1237 tỉnh Đồng Nai. Ông đã từng chia sẻ: “Tôi tin nếu chúng ta quyết tâm, chúng
ta sẽ tìm được các anh, các chú. Còn sức, thì còn tìm để đưa các anh, các chú về
nghĩa trang”.
Đội tìm kiếm hài cốt liệt Hòa hy sinh trong trận đánh Sân bay Biên Hòa 31-1-1968
Kể lại hành trình và quyết tâm
tìm kiếm, Đại tá Mai Xuân Chiến cho hay, ông thường vào mạng và các trang Kỷ vật
kháng chiến, đi tìm đồng đội để tìm kiếm thông tin. Trong một lần vô mạng, ông
đã gặp được một tấm hình chụp hiện trường các trận đánh Sân bay Biên Hòa năm
1968 có ghi một nội dung ngắn gọn “Sân bay Biên Hòa có một ngôi mộ bộ đội cộng
sản”. Từ thông tin này, Đại tá Chiến đã tìm gặp kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng và anh hùng quân đội Chế
Trung Hiếu đang sống tại Hải Phòng rất giỏi tiếng Anh. Qua anh Thắng và ông Hiếu,
Đại tá Chiến đã có thông tin về 2 cựu binh Mỹ là Bob Connor và E. Martin, trong
đó E. Martin là người sở hữu bức ảnh, tấm bản đồ và trực tiếp chỉ huy chôn cất
các hài cốt liệt sĩ bộ đội ta hy sinh. “Khi tôi ngỏ ý muốn biết rõ thông tin, cựu
binh Mỹ E. Martin còn nghi ngờ và hỏi lại ông có chức vụ hoặc phụ trách gì để
tôi tin mà cung cấp. Tôi đã phải báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh, soạn một công văn ngắn
đóng dấu Phó ban thường trực, Ban chỉ đạo 1237 tỉnh Đồng Nai mới được cựu binh
Mỹ chia sẻ”, Đại tá Chiến cho biết. Từ thông tin của 2 cựu binh Mỹ, cùng nhiều
thông tin của các cựu chiến binh Sư đoàn 5 và U1 Biên Hòa, Bộ CHQS tỉnh đã tổ
chức Hội thảo, thu thập củng cố thông tin và tiến hành tìm kiếm, quy tập.
Dù bận rất nhiều việc nhưng Đại tá Mai Xuân Chiến vẫn kết nối thông tin với cựu binh Mỹ để tìm hài cốt liệt sĩ
Với quyết tâm cao, nỗ lực tìm kiếm
của tỉnh, trưa ngày 13-4-2017, những mẫu di vật, những mảnh hài cốt đầu tiên của
liệt sĩ hy sinh tại Sân bay Biên Hòa đã được tìm thấy. Trực tiếp chỉ huy đoàn
quy tập, Đại tá Mai Xuân Chiến xúc động nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây
chính là di vật, hài cốt của các liệt sĩ Sư đoàn 5 và U1 Biên Hòa đã hy sinh
năm 1968”. Đợt 1 tìm kiếm tạm thời kết thúc vào ngày 17-6 nhưng thông tin về mộ
liệt sĩ vẫn tiếp tục được ghi nhận đến điện thoại, địa chỉ Email của đại tá Chiến
như tâm niệm của ông “Còn hơn sức, còn phải tìm kiếm cho ra hài cốt để đưa các
anh về với đồng đội trong lòng đất mẹ”.
Cũng theo Đại tá Chiến, nhờ thông
tin của hai cựu binh Mỹ và cuộc tìm kiếm có kết quả tại Sân bay Biên Hòa, đến
nay, qua email các cựu binh Mỹ cung cấp thêm nhiều vị trí có mộ liệt sĩ ở Sân
bay Biên Hòa, đồng thời kết nối cung cấp thông tin về liệt sĩ hy sinh tại Sân
bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo và đang khảo
sát tìm kiếm. Cung cấp hỗ trợ nguồn tin cho Bộ CHQS tỉnh Bình Phước củng cố
thông tin tìm kiếm liệt sĩ hy sinh tại Sân bay Lộc Ninh.
Box: Ngày 10-10-2016 diễn ra cuộc gặp gỡ giữa đại tá Mai Xuân Chiến và
Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng. Sau cuộc trao đổi này, một lượng lớn công việc
được tiến hành: từ liên hệ thông tin với 2 cựu binh Mỹ đến tổ chức Hội thảo gặp
gỡ các nhân chứng, làm việc với Trung đoàn 935 (Sư đoàn Phòng không 370); Sư
đoàn 5 (Quân khu 7), Tiểu đoàn Đặc công U1 Biên Hòa; Phối hợp tổ chức phát
quang, đốt cỏ tranh gần 20 ha khu vực nghi có hài cốt; Chiều tối ngày
16-3-2017, hai cựu binh Mỹ là Bob Conner và E. Martin đã có mặt tại Sân bay
Biên Hòa. Sáng 18-3-2017, Cuộc tìm kiếm chính thức bắt đầu. 10 giờ 30 phút ngày
13-4-2017, những mẫu di vật, mảnh xướng đầu tiên của liệt sỹ đã được tìm thấy tại
hướng chính Đông Sân bay Biên Hòa.
Vĩnh Hà
Bài 2: Thỏa nguyện ước mong ngày "gặp lại"