Phát biểu khai mạc,
PGS.TS Huỳnh Văn Tới, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai, Trưởng
ban tổ chức liên hoan, nhấn mạnh: Ngày 1-12-2016, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại. Cùng với đó, hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
là hát chầu văn cũng “lên ngôi”, trong khi đó số phận của hát múa bóng rỗi
trong tín ngưỡng thờ Bà vẫn còn lênh đênh. Liên hoan nghệ thuật lần này, Ban tổ
chức mong muốn cộng đồng sẽ có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan đối với loại
hình nghệ thuật độc đáo đồng thời góp phần “thắp lửa” nghệ thuật bóng rỗi trong
các nghệ nhân dân gian và công chúng.

Bóng múa biểu diễn màn tuyệt kỹ đội
xe gắn máy trên đầu
Bóng múa biểu diễn kỹ năng đội trống
và mời người xem đánh trống
Qua các phần trình
diễn sôi nổi, hấp dẫn Ban tổ chức đã trao 34 giải thưởng cho các nghệ nhân.
Trong đó, Đồng Nai có nghệ nhân Đinh Thị Loan - Huỳnh Hữu Phước đoạt giải nhất
chặp Địa - Nàng;
riêng nghệ nhân Đinh Thị Loan còn đoạt giải ba thuộc loại Rỗi; Trần Thanh Vũ đoạt
giải nhì và Nguyễn Văn Hùng đoạt giải khuyến khích thể loại múa dâng lễ vật.

Ban Giám khảo tặng bằng khen cho
các nghệ nhân hát múa Bóng rỗi đạt thành tích xuất sắc trong liên hoan
Tiếp theo chương trình liên hoan, ngày 23 - 05
hội thảo khoa học tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành Bóng rỗi – Địa nàng ở Nam
bộ đã được tổ chức tại Trung tâm Văn miếu Trấn Biên. PGS.TS Huỳnh Văn Tới, Chủ tịch Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai, Trưởng ban
tổ chức liên hoan Bóng rỗi - Địa nàng Đông Nam bộ chủ trì buổi hội thảo. Cùng
chủ trì còn có GS.TSKH Tô Ngọc Thanh và một số chuyên gia, nhà nghiên cứu.

PGS.TS Huỳnh Văn Tới đang phát biểu đề dẫn
Một trong những mục tiêu của hội thảo khoa học là nhằm tìm
ra những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian, đặc biệt
là nghệ thuật diễn xướng Bóng rỗi – Địa nàng của cư dân Nam bộ trong thời kỳ
hội nhập văn hóa, PGS.TS Huỳnh Văn Tới, nhấn mạnh.
Ngoài các ý kiến phát biểu trực tiếp của các nhà nghiên cứu
thì còn có trên 100 bài tham luận được gửi về hội thảo để làm sáng tỏ thêm tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành Bóng rỗi - Địa nàng ở Nam bộ và
59 tham luận được tuyển chọn in trong kỷ yếu chính thức của hội thảo với 03 phần
chính: Các
hướng tiếp cận nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và Bóng rỗi - Địa
nàng; Tín ngưỡng thờ Mẫu và nữ thần Nam bộ; Thực hành và bảo tồn nghệ thuật
diễn xướng dân gian Bóng rỗi - Địa nàng ở Nam bộ.
Qua hội thảo, các đại biểu thống nhất quan điểm: Bóng rỗi - Địa nàng là hình thức diễn xướng dân gian thường tổ chức tại các lễ cúng miễu
Bà ở khu vực Nam bộ, vừa mang tính nghi lễ (để cúng) vừa để giải trí, vui chơi
trong lễ hội. Hát múa bóng rỗi gắn liền với nghi lễ cúng tế thần linh, nhưng bản thân nó không
phải do sức mạnh thần thánh, chẳng thể gọi là mê tín dị đoan. Đây đích thực là
nghệ thuật diễn xướng dân gian, vốn quý trong kho tàng văn hóa dân tộc cần được
trân trọng, giữ gìn.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp
ảnh lưu niệm
Kỳ Duyên
HÌNH ẢNH LIÊN HOAN BÓNG RỖI - ĐỊA NÀNG Ở NAM BỘ


Đoàn TP. HCM




Đoàn Bình Dương







Đoàn Bến Tre






Đoàn Đồng Nai
Đoàn Long An






Đoàn Tiền Giang