Tham dự Hội nghị có 60
đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các tổ chức thành viên MTTQ
Việt Nam tỉnh; cấp ủy các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; các đồng chí Bí thư cấp
ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các vị là nhân sĩ,
luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo Ủy viên Ủy
ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X (chưa phải là đảng viên). Ông Cao Văn Quang, Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy/ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị
Tại Hội nghị, các
đại biểu đã tham gia thảo luận với tinh
thần xây dựng và ý thức trách nhiệm cao. Hầu hết các vị đại biểu đều cơ bản
thống nhất với các dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, nội dung đề cập
khá đầy đủ, bao quát, toàn diện.
Hội nghị đã ghi nhận 11
lượt ý kiến phát biểu trực tiếp và 03 ý kiến góp ý bằng văn bản góp ý đối với: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của
Đảng; dự thảo Báo cáo tổng kết một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; dự thảo Báo cáo
tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ XIII.
Các
đại biểu tham dự hội nghị cơ bản nhất trí với dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV của
Đảng và đánh giá Báo cáo cáo chính trị đã thể hiện được
tính đột phá trong tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta. Là
văn kiện có sự kế thừa kết quả
của nhiều nhiệm kỳ trước và đưa ra định hướng không chỉ trong vòng 5 năm, mà có
tầm nhìn đến năm 2045. Thể hiện sự kiên định đường lối đổi mới cũng như mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, là sự kết tinh từ
lý luận và thực tiễn qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta.
Các ý kiến phát biểu tại
hội nghị tập trung góp ý vào bố cục, câu từ, nội dung của dự thảo Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của
Đảng. Đại biểu Nguyễn Thành Trí, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
tỉnh cho rằng: nên tách thành 02 phần, gồm: Phần đánh giá kết quả và Phần
phương hướng, nhiệm vụ; trong mỗi phần chia thành các mục lớn, ở mỗi mục lớn có
các mục nhỏ theo từng nội dung để dễ theo dõi và thực hiện.

Ông Nguyễn Thành Trí, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phát biểu tại hội nghị
Góp ý đối với những hạn
chế, yếu kém, bất cập và những điểm nghẽn, nút thắt phát triển chưa được tháo
gỡ mà báo cáo chính trị nêu ra, các đại biểu dự hội nghị đề nghị bổ sung thêm
hạn chế theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đang tồn tại để đề ra các giải
pháp khắc phục như hạn chế: “Thiếu sự phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà
nước gây cản trở đối với sự phát triển của đất nước”; “chưa thực sự xem giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu như Nghị quyết đưa ra”; “Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi lao động còn cao”. Bên cạnh đó, hạn chế: “Hoạt động giám sát,
phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi Nhân dân của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị xã hội còn nhiều lúng túng, chất lượng chưa cao” nên tách riêng với
hạn chế “Quyền làm chủ của Nhân dân chưa được thể chế hoá đầy đủ, có lúc, có
nơi còn bị vi phạm” (vì nếu để cạnh nhau sẽ dễ dẫn đến cách hiểu hạn chế nêu ở
câu phía trước là nguyên nhân của hạn chế ngay câu phía sau. Trong khi đó, công
tác giám sát, phản biện xã hội được đánh giá cao ở thành tựu đạt được).
Góp ý với những bài học
kinh nghiệm qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, ông Cao Văn Quang, Chủ
tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị bổ sung thêm 02 bài học kinh nghiệm về “phát
huy truyền thống yêu nước, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia
cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng thời gian qua” và bài học về “xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liêm chính,
minh bạch là điều kiện tiên quyết để tổ chức thực hiện thành công các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo dựng niềm tin và đồng
thuận xã hội”.
Đối với mục tiêu phát
triển, đại biểu Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học – Kỹ
thuật tỉnh đề nghị bổ sung từ “đoàn kết” vào mục tiêu phát triển (“đến năm 2045
trở thành nước phát triển, thu nhập cao vì một nước Việt Nam đoàn kết, hòa
bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi
lên chủ nghĩa xã hội”).
Góp ý đối với các mục
tiêu phát triển chủ yếu 05 năm 2026 - 2030: Các đại biểu đề nghị đưa mục tiêu,
đến năm 2030, người dân được miễn phí khám, chữa bệnh”; và đưa cụm từ “kinh tế
số” vào mục tiêu “thúc đẩy phát triển” bên cạnh “kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn” vì đây là xu thế tất yếu.

Ông Đoàn Văn Le, đại biểu nông dân sản xuất giỏi tại ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom phát biểu tại hội nghị
Ngoài
ra, các đại
biểu tham dự hội nghị đề nghị nên có phụ lục các tiêu chí cho mỗi mục tiêu đề
ra với định lượng cụ thể, để khi kết thúc nhiệm kỳ căn cứ vào đó để đánh giá
kết quả thực hiện; đề nghị bổ sung việc
đánh giá cụ thể về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị của cả hệ thống chính
trị toàn quốc; đồng thời, đề ra các giải pháp thực hiện hiệu quả trong giai
đoạn tiếp theo.
Bên cạnh Dự thảo Báo cáo chính trị
, các đại biểu tham dự hội nghị cũng có ý kiến góp ý đối với dự thảo Báo cáo tổng kết
một số vấn đề lý luận và thực tiển về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở
Việt Nam và dự thảo
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết công tác xây
dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV
của Đảng.
Với nhiều điểm mới, thông điệp rõ, ngắn gọn, các đại biểu dự hội nghị kỳ vọng nếu thực hiện tốt các
mục tiêu phát triển như đã nêu trong các dự thảo văn kiện, chắc chắn chúng ta
sẽ xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân
trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo.
Tố Nga