ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Những xúc cảm sau chuyến tham quan triển lãm “Bản đồ, tư liệu Hoàng sa và Trường sa” tại Bảo tàng Đồng Nai
Đăng ngày: 27-07-2016 09:30
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Là một cán bộ, đảng viên đang công tác tại Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cẩm Mỹ, sau đợt được tham dự triển lãm bản đồ, trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tại Bảo tàng Đồng Nai do UBND huyện tổ chức, ấn tượng đọng lại trong tôi là những cảm xúc khó quên. Đó là niềm xúc động xen lẫn tự hào với những gì mà các thế hệ ông cha ta đã dày công bảo vệ và nhận thấy trách nhiệm của bản thân đối với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.

 Ngày 23/7/2016 cùng với hơn 90 thành viên là đại diện các ngành, các trường học, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện được vinh dự tham quan triển lãm bản đồ, trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tại Bảo tàng Đồng Nai, được tận mắt nhìn thấy những tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và bản đồ trưng bày tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa đây chính là những chứng tích lịch sử gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam trong qua trình dựng nước, giữ nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc có giá trị pháp lý rất quan trọng, là căn cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo “Hoàng sa và Trường sa”. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Untitled-1â.jpg
Các đoàn đại biểu đến tham quan triển lãm

 Đến với triển lãm lần này, ai cũng được biết rằng công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

 Qua giới thiệu về các thư tịch, các hiện vật lịch sử của hướng dẫn viên một cảm giác xúc động xen lẫn tự hào cứ thổn thức trong tôi, “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” tôi chưa một lần được đặt chân đến nhưng những cái tên nghe sao mà thân thương quá. Nghe như đã thấm vào máu thịt ngàn đời của cha ông để lại. Hơn bao giờ hết, tôi lại nghĩ đến các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên các đảo, về cuộc sống của họ trên những nhà giàn đang ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Tôi ước ao mình được một lần đến thăm nơi “đầu sóng ngọn gió” này, để được tận mắt ngắm nhìn vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, để được sẻ chia, hiểu thêm dù chỉ là một phần rất, rất nhỏ những gian truân, vất vả những hy sinh của người lính đảo, được cùng các anh chong mắt giữ gìn biển đảo của quê hương, dẫu chỉ một lần. Các anh tiếp tục đi trên con đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại trong lịch sử, là biểu trưng cho ý chí và sự sáng tạo của Việt Nam. Con đường ấy là niềm tự hào, nguồn cổ vũ và động viên lớn lao không chỉ của những chiến sĩ trên những “con tàu không số” mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Nó đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng lịch sử: giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Untitled-1.jpg
Bản Thư tịch cổ ghi chép về chuyến đi khảo sát và cắm mốc chủ quyền ở Hoàng sa vào năm 1836

 

 Tham dự những triển lãm bản đồ, trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” đã đọng lại trong tôi tình yêu biển đảo, tình yêu Tổ Quốc, yêu thiết tha mảnh đất hình chữ “S” xinh đẹp này. Với chúng tôi, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi sẽ sống, chiến đấu, lao động và học tập thật tốt và có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Phan Văn Thạo 

(UBMTTQVN huyện Cẩm Mỹ​​)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu