Trong năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt
Nam huyện đã đã tổ
chức đoàn giám sát gồm 07 cuộc với 04 nội dung giám sát theo Kế
hoạch đã xây dựng từ đầu năm, cụ thể: Giám sát về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chợ An
Bình - xã An Phước và Chợ Mới Long Thành - thị trấn Long Thành; việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ
đảng viên tại địa phương theo Quyết định số 388-QĐ/HU ngày 25/5/2018 của Ban
Thường vụ Huyện ủy đối với người đứng đầu trên địa bàn xã Tam An, Long Đức;
giám sát hoạt động đối với Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện và các thành
viên nhiệm kỳ 2021-2026 thuộc đơn vị xã Bàu Cạn, Tân Hiệp; giám sát việc tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND tại xã Long
Phước và thị trấn Long Thành. Về phản biện xã hội, đã tổ chức 01 Hội nghị phản
biện xã hội đối với dự án đầu tư và việc điều chỉnh
chủ trương đầu tư hạ tầng khu tái định cư tại thị trấn Long Thành (giai đoạn
1); xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị phản biện đối với dự thảo báo cáo tình hình
các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Quốc phòng-an ninh năm 2024, phương
hướng nhiệm vụ năm 2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2025. Ngoài ra, tham gia cùng các ban
của HĐND và Tổ Đại biểu HĐND huyện thực hiện 23 cuộc khảo sát, giám sát các
chuyên đề năm 2024; tham gia cùng các tổ chức thành viên giám sát 06 cuộc liên
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên. Đối với
các xã, thị trấn đã tổ chức giám sát 14 nội dung và tổ chức 14 Hội nghị phản
biện, góp ý 65 dự thảo đối với Nghị quyết của HĐND, Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức số 84 cuộc giám sát các công
trình đường GTNT và các trường học cấp xã, thị trấn.
Hội nghị phản biện xã hội đối với dự án đầu tư và việc điều chỉnh chủ trương đầu tư hạ tầng khu tái định cư tại thị trấn Long Thành (giai đoạn 1)
Ngoài ra, Ủy ban
MTTQ Việt Nam huyện đã phối hợp tổ chức 03 cuộc tiếp xúc cử tri với Đoàn
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai (đơn vị số 03) trước và sau kỳ họp thứ 7 - Quốc
hội khóa XV tại xã Long An, thị trấn Long Thành và trước kỳ họp thứ 8 - Quốc hội
khóa XV tại xã Tam An với 240 cử tri tham dự,
gồm 43 lượt ý kiến của cử tri; Hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp
HĐND tỉnh khóa X và HĐND huyện Long Thành khóa XII gồm 1.608 cử tri tham dự với
208 ý kiến; thường xuyên theo dõi, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến
nghị của cử tri, Nhân dân. Đề xuất các nội dung đối thoại giữa Bí thư Tỉnh ủy
và Bí thư Huyện ủy với người dân bị thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
thuộc các dự án đang trriển khai trên địa bàn huyện; tổng hợp các nội dung đề
xuất các nội dung đối thoại giữa Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện với
Nhân dân trong công tác quản lý đất công và cấp nước sạch trên địa bàn huyện; góp
ý trên 20 dự thảo văn bản có liên quan đến các cơ chế, chính sách, quy định của
cấp ủy, chính quyền ở địa phương có liên quan thiết thực đến quyền, lợi ích và
đời sống Nhân dân,
đặc biệt là liên quan đến các quy định của UBND tỉnh về các chính sách theo
Luật đất đai năm 2024. Hướng dẫn Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền
tổ chức ít nhất 01-02 cuộc đối thoại tại địa phương.
Phối hợp tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai (đơn vị số 03) tsau kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV
Phối hợp Tổ vận động tiếp tục nắm tình
hình Nhân
dân vùng dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, tuyến đường T1, T2, tuyến
đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và các dự án trọng điểm đang triển khai trên
địa bàn huyện về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua đó
đoàn trực tiếp trao đổi với các hộ dân kịp thời ghi nhận các ý kiến liên quan
đến chế độ, chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư của người dân trong vùng
dự án để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Phối hợp tổ chức tiếp công dân
định kỳ, cùng chính quyền giải quyết những bức xúc và lắng nghe ý kiến, kiến
nghị của người dân, nhất là nắm bắt tình hình tâm tư nguyện vọng các hộ dân
thuộc các dự án trên địa bàn huyện, đề xuấtgiải quyết những thắc mắc, kiến nghị
kịp thời, đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Kết quả,
Ban Thường trực Ủy
ban MTTQ Việt Nam từ huyện đến cơ sở phối hợp giải quyết 587 đơn
thư khiếu nại của công dân; tham gia hòa giải cơ sở 131 trường hợp. Riêng Ủy
ban MTTQ Việt Nam huyện nhận 07 đơn khiếu nại của công dân chủ yếu khiếu nại
bồi thường tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã chuyển các
ngành liên quan xác minh trả lời theo quy định.
Đạt được
những kết quả trên là do thời gian qua Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện được sự hướng dẫn kịp thời của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhất là
tổ chức cho đội ngũ cán bộ Mặt trận các huyện được học tập kinh nghiệm tại các
địa phương có cách làm hiệu quả; cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của
Thường trực Huyện ủy cũng như công tác phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, hoạt động giám sát của Mặt trận từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện
Long Thành từng bước đi vào chiều sâu, phát huy sự tham gia của các tổ chức
chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính
quyền, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị
trí của MTTQ trong hệ thống chính trị, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với
Nhân dân, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện năm 2024.
Để công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày
càng chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Long
Thành đề ra một số giải pháp trong đó tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy
Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự thống
nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội và phát huy tối đa vai trò, trách
nhiệm của Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam từ huyện đến cơ sở, chuyên gia trên các
lĩnh vực. Đồng thời phát huy vai trò chủ động, chủ trì của MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp huyện và cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch giám sát
hàng năm, nhất là việc xác định, lựa chọn nội dung, đối tượng, phạm vi, hình
thức giám sát phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cũng như những vấn
đề bức xúc có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên, hội viên và Nhân dân để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám
sát. Thường xuyên lắng nghe, tập hợp các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội
viên và Nhân dân, lắng nghe các vấn đề mà các tầng lớp Nhân dân quan tâm, phản
ánh thông qua Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Ủy ban MTTQ và các tổ chức
thành viên ở từng cấp; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán
triệt các quy định của Đảng, Nhà nước về giám sát của MTTQ và các tổ chức chính
trị - xã hội.
Kiều Lan – MTTQ Long Thành