ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Ban chỉ đạo quy chế dân chủ tỉnh họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2023.
Đăng ngày: 05-01-2024 02:56
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Chiều 4-1, Ban chỉ đạo quy chế dân chủ tỉnh họp đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Quản Minh Cường Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó trưởng ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh chủ trì hội nghị
 

​        z5042259356444_365e62bcd7468864bbe26cf4026f9b08.jpg
Quang cảnh hội nghị

        Tham dự dự hội nghị có các Ủy viên Ban TVTU: Cao Tiến Dũng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó trưởng ban thường trực BCĐ thực hiện QCDC cơ sở tỉnh; Cao Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó trưởng BCĐ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, Phó trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên Ban chỉ đạo.

Báo cáo tại hội nghị do Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nguyễn Thị Vẹn trình bày cho thấy năm 2023 Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh, đã ban hành và tham mưu Tỉnh ủy ban hành 68 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, triển khai việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo các nhiệm vụ chương trình công tác năm 2023 đề ra; với nội dung trọng tâm “Tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở”. Đã thành lập 5 đoàn kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại 18 địa phương, đơn vị, doanh nghiệp theo các loại hình cơ sở gồm 07 cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; 07 xã, phường và 04 doanh nghiệp; trong đó, tiến hành kiểm tra tại 16/18 đơn vị, 02 đơn vị tự kiểm tra và báo cáo bằng văn bản; sau đợt kiểm tra đã ban hành các thông báo kết luận và báo cáo kết quả kiểm tra cho Thường trực Ban chỉ đạo, Thường trực Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo Trung ương theo quy định. Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn; sau chuyến đi đã có báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm và có đề xuất một số nội dung cụ thể với Thường trực Tỉnh ủy nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, dân vận chính quyền trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu nội dung đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đối thoại với Nhân dân trong vùng ảnh hưởng của 02 dự án trọng điểm của tỉnh; giám sát công tác giải quyết các kiến nghị, đề xuất của người dân sau đối thoại của Bí thư Tỉnh ủy năm 2022.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị cũng nêu rõ những hạn chế trong thực hiện QCDC ở một số loại hình cơ sở như:  Công tác triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chậm so với hiệu lực thi hành; công tác triển khai thi hành Luật bước đầu còn thụ động, trông chờ từ Trung ương, một số nội dung còn lúng túng, chưa kịp thời: Việc trùng chức năng giữa Ban chỉ đạo (Do cấp ủy thành lập) và công tác quản lý nhà nước về dân chủ mặc dù đã có kiến nghị Ban chỉ đạo Trung ương hướng dẫn tuy nhiên đến nay chưa có định hướng tháo gỡ. Một số nội dung Luật và các nghị định quy định chưa rõ ràng; vệc biểu dương, nhân rộng các điển hình thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo động lực cho cơ sở.

Kết luận hội nghị, đồng chí Quản Minh Cường nhấn mạnh, năm 2024, BCĐ và các thành viên BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh tập trung lãnh đạo, thực hiện 7 “T”.

Thứ nhất là “thực tế”, việc thực hiện QCDC ở cơ sở phải xuất phát từ thực tiễn để phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, cơ quan, đơn vị.

Thứ hai là “thực hiện”, phải công khai minh bạch, tăng cường giám sát, kiểm tra, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật; việc thực hiện QCDC không cản trở những hoạt động bình thường của người dân, của các cơ quan và hình thức thực hiện phải phong phú, thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ ba là “thông tin”, phải rõ ràng, đầy đủ những nội dung theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Thứ 4 là “tôn trọng” mọi mặt đời sống của người dân, nhất là những vướng mắc trong quản lý xã hội, trong phòng chống tiêu cực, không gây phiền hà cho nhân dân, giải quyết công việc đến nơi đến chốn; tránh lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, gây mâu thuẫn.

Thứ năm là “tham gia”, nhân dân phải thực sự tham gia ý kiến về phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch, chủ trương đầu tư các dự án, môi trường, văn hóa, xã hội...đều phải được lấy ý kiến người dân theo quy định.

Thứ sáu là “trao đổi”, chủ động giải thích cho nhân dân hiểu những vấn đề dân còn thắc mắc, chưa rõ để qua đó giúp dân hiểu quyền của người dân là gì và tổ chức, cá nhân được làm cái gì, không được làm cái gì. Đồng thời, mở các hội nghị trong khu dân cư để trao đổi những vấn đề, tạo đồng thuận trong nhân dân.

Thứ bảy là “toàn diện”, muốn phát huy dân chủ, cái gì công khai được, không thuộc phạm vi bí mật thì công khai cho dân biết.

 

 

 

(Xuân Tuấn)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu