ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Tăng cường công tác phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ em
Đăng ngày: 29-05-2023 08:51
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt tăng cao vào mùa hè vì mùa hè nắng nóng nhiều gia đình tổ chức đi tắm biển, nghỉ mát, khắp nơi, trẻ em tự ý rủ nhau đi tắm mát ở ao, hồ, sông, suối... Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề được dư luận quan tâm. Có thể nói, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc, lo lắng trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi gia đình và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em.


Nguyên nhân của nhiều vụ đuối nước ở trẻ em thường xuất phát từ việc tự ý tắm ở các ao, hồ, sông, suối mà không có người lớn đi kèm.

Vì thế, để trẻ em có một môi trường sống an toàn, lành mạnh cần có một kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực, sự chung tay trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Một trong những nhân tố quan trọng khác để hạn chế tai nạn đuối nước thì chính các gia đình phải tạo môi trường an toàn cho trẻ. Ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em về hành vi tắm mát, bơi lội tại các sông, hồ; trang bị cho trẻ được biết về các nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở để nâng cao tính cảnh giác; đồng thời tạo điều kiện để trẻ em học bơi nâng cao sức khỏe và ứng phó với tai nạn đuối nước; hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước…Ngoài ra, các cấp, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường rà soát, cắm biển báo, biển cảnh giới để trẻ em, học sinh biết các khu vực, phòng tránh các địa điểm sông, hồ nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn đuối nước; có chiến dịch tuyên truyền về tai nạn đuối nước ở trẻ, nhất là về những vùng nông thôn, vùng núi nơi nhiều mặt nước hở tự nhiên, có các thủy điện… giúp cho trẻ em có những kiến thức cơ bản về nguy cơ đuối nước, về tầm quan trọng của việc học bơi; cách thức xử lý khi bị đuối nước và cả kỹ năng cứu người đuối nước….

Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý: Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên; không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối, hồ bơi, bể bơi mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Khi bơi phải có phao bơi an toàn; Nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được; Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi); Đối với những nhà có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào; Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố.

Nguyễn Nga

 


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu