Đoàn có ông Vũ Đình Trung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh - Trưởng đoàn; ông Nguyễn Sỹ Cường - Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Tham gia buổi làm việc còn có Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Biên Hòa; các đồng chí lãnh đạo phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa.
Thực hiện buổi kiểm tra, giám sát, Đoàn đã trực tiếp kiểm tra 03 hộ vay vốn trên địa bàn phường Tam Phước và có buổi làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Biên Hòa, lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tam Phước, các tổ chức chính trị - xã hội xã và các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn phường Tam Phước về tình hình triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn phường và kế hoạch, giải pháp trong thời gian đến.
Ông Vũ Đình Trung - Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát phát biểu tại buổi làm việc
Ông Vũ Đình Trung cho biết: "Qua kiểm tra một số hộ vay vốn, nguồn vốn cho vay của NHCSXH được người dân sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vào việc sản sản xuất, kinh doanh, các phương án vay vốn có khả năng sinh lời, đảm bảo khả năng trả nợ đến hạn.
Tại buổi làm việc, Ông Vũ Đình Trung đánh giá cao kết quả của Ban đại diện Hội đồng
quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Biên
Hòa trong các hoạt động tín dụng chính sách
tín dụng trên địa bàn, nhất là việc tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách
và nhân lực để giải ngân, cung ứng nhu cầu vốn kịp thời để người nghèo và các
đối tượng chính sách khác có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh... thông qua một số kết quả nổi bật như: Doanh số cho vay 8
tháng đầu năm đạt 456.117 triệu đồng, với 2.394 lượt hộ, học sinh sinh viên vay, bằng 762,4% về số tiền và 151,4% về số hộ so với cùng kỳ
năm 2021. Trong đó, cho vay hộ nghèo, hộ
cận nghèo: 732 triệu đồng với 18 hộ vay; Cho
vay hỗ trợ tạo việc làm: 105.764 triệu đồng với 2.127 người lao động được vay
vốn; Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có
hoàn cảnh khó khăn: 2.650 triệu đồng với 206 HSSV; Cho
vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 400 triệu đồng với 20 hộ vay,
để làm 20 công trình nước sạch và 20 công trình vệ sinh; Cho vay người sử dụng lao
động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động
do đại dịch Covid-19: 345.710 triệu đồng với 27 lượt doanh nghiệp vay vốn để
trả lương phục hồi sản xuất cho 83.097 lượt người lao động... Đến nay, doanh số thu nợ 8
tháng đạt 78.169 triệu đồng, bằng 216,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng dư nợ các
chương trình tín dụng đến 31/8/2022 đạt 768.759 triệu đồng với 6.860 hộ vay,
tăng 377.876 triệu đồng (+96,7%) so với đầu năm, hoàn thành 87,2% kế hoạch giao năm 2022.
Đại diện các tổ tiết kiệm và vay vốn báo cáo tình hình cho vay tín dụng tại buổi làm việc
Qua báo cáo kết quả tín dụng chính sách xã hội tại địa phương và những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của các Tổ tiết kiệm - vay vốn, Trưởng Đoàn kiểm tra, giám sát phát biểu đề nghị thực hiện một số nội dung để phát huy hiệu quả chính sách tín dụng trong thời gian tới, trọng tâm như sau: Kịp thời giải ngân, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng; tiêp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn trong công tác năm tình hình đời sống, kế hoạch sử dụng vốn vay của các tổ viên; kịp thời nắm bắt, rà soát đối tượng vay, nhu cầu, khả năng trả nợ của các tổ viên vây vốn; quan tâm ứng ứng công nghệ thông tin để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tổ viên; làm tốt công tác hướng dẫn, động viên các hộ sự dụng vốn vay hiệu quả, để thoát nghèo bền vững; phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách xã hội; kịp thời biểu dương, khen thưởng các hộ vay vốn đã thoát nghèo bền vững, để làm tấm gương, động lực cho các hộ nghèo.