ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 đối với người cao tuổi
Đăng ngày: 25-03-2020 10:26
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Ban Chỉ ​đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa có văn bản yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với người bệnh, người cao tuổi và khai báo y tế điện tử.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa ký văn bản số 1386/BCĐQG gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với người bệnh, người cao tuổi và khai báo y tế điện tử.

Nội dung văn bản nêu rõ, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phối hợp các cơ quan liên quan có các hành động cụ thể nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người cao tuổi, người có các bệnh lý và các đối tượng có nguy cơ khác.

khám bệnh người cao tuổi.png ​  
Tăng cường phòng chống dịch ​Covid​-19 đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa: Nguồn từ internet)

Theo đó, thống kê và lập danh sách, quản lý chặt chẽ sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt người có các bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh khác.

Khuyến cáo và thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao tuổi, người có các bệnh lý nền và những người có nguy cơ cao hạn chế ra nơi công cộng, tiếp xúc với người khác.

Khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương hoặc bác sĩ gia đình. Trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (hết thuốc, cần chỉnh liều...); luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà.

Các cơ sở y tế thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối thiểu 2 tháng).

Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác. Hình thức khai báo trên thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng) thông qua ứng dụng NCOVI tải từ Google Play hoặc App Store. Trong quá trình khai báo y tế điện tử, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị liên hệ số điện thoại 0949.760366.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường; công an xã, dân quân, mạng lưới dân số, y tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện; thông báo rộng rãi số điện thoại của cán bộ y tế, dân số trên địa bàn xã để người dân cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe người dân, đặc biệt người cao tuổi, người mắc các bệnh không lây nhiễm. Thực hiện dinh dưỡng tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo TS. Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đối với những bệnh nhân cao tuổi mắc Covid-19 kèm các bệnh lý mãn tính như: Tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn, xơ gan...thì thường có triệu chứng nặng hơn những người khác. Họ cũng có nguy cơ cao sẽ diễn biến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus.

Đồng quan điểm, Bác sỹ Trần Quang Thắng - Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: do sức đề kháng của người cao tuổi kém hơn các lứa tuổi khác. Vì vậy nếu bị bệnh, Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó bệnh nhân rất dễ tử vong. Thực tế tại các nước có đông người mắc và tử vong (như Trung Quốc, Ý…), tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu là người cao tuổi có kèm nhiều bệnh lý mãn tính.

(Xem nội dung Công văn tại mục: Văn bản Mặ​t trận Trung ương)

(Tổng hợp)

 

 

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu