ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Giám sát công tác phát triển và bảo vệ rừng giai đoạn 2016-2020
Đăng ngày: 12-03-2020 08:37
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Sở cần kịp thời có những kiến nghị cụ thể đối với các ngành và UBND tỉnh góp phần thực hiện đạt được các chỉ tiêu trong công tác phát triển và bảo vệ rừng.
 

Ngày 11/3/2020, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh do ông Lai Thế Thông- UVTT/ Trưởng Ban kinh tế - ngân sách làm trưởng đoàn đã có buổi làm vịệc với Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn về công tác quản lý, bảo vệ đất rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 188/2015/NQ-HĐND tỉnh ngày 11/12/2015. Cùng tham dự buổi giám sát, có Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng.

20200311_092529.jpg
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Văn Gọi phát biểu tại buổi giám sát

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến cuối năm 2019 tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng tỉnh Đồng Nai là 200.071,92 ha, trong đó đất có rừng là 182.678 ha cụ thể gồm: đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Đồng Nai có hơn 180,46 ngàn ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là hơn 164,93 ngàn ha, đất không có rừng hơn 15,6 ngàn ha. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có trên 19,6 ngàn ha đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Độ che phủ của rừng tại Đồng Nai đạt 29,1%. Như vậy, trong giai đoạn 2015-2019, diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh tăng gần 2,3 ngàn ha.

Giai đoạn 2016-2020 diện tích khoán bảo vệ rừng đạt 32.624/72.756 ha đạt 45% so với kế hoạch; công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ rừng được bảo đảm, giai đoạn 2016-2020 chưa xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên công tác phát triển và bảo vệ rừng vẫn gặp một số khó khăn như: nhiều hộ dân không chịu ký lại hợp đồng giao khoán đất rừng; tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp, tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm, cùng một thửa đất đã cấp cho chủ rừng, nhưng sau đó lại cấp cho người dân; diện tích đất lâm nghiệp giao lại cho địa phương quản lý kéo dài; thu nhập của lực lượng quản lý, bảo vệ rừng quá thấp, cần có thêm những chính sách hỗ trợ...

Sau khi nghe ý kiến của các sở ngành, đơn vị chủ rừng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng cho rằng, Đồng Nai tuy là tỉnh công nghiệp nhưng đã giữ rừng khá tốt. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2019, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh đã tăng hàng ngàn ha. Thế nhưng, trong quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn một số hạn chế, như: hơn 400 ha đất rừng bị lấn chiếm, nhiều địa phương chưa giải quyết dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, các chủ rừng phải phối hợp với các địa phương giải quyết nhanh tình trạng lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp.

20200311_103259.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng phát biểu tại buổi giám sát

Kết luận buổi giám sát Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Lại Thế Thông đề nghị các chủ rừng phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương để xử lý dứt điểm các trường hợp xây dựng nhà trái phép trên đất rừng, nhất là các địa phương Biên Hòa, Long Thành, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc; phối hợp với các đoàn thể và nhân dân tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ rừng; Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường tiến hành chon lại các cột mốc đã bị người dân nhổ đi, tiến hành đo đạc lại diện tích để có số liệu chính xác, cụ thể và thồng nhất giữa 2 ngành;  Đồng thời, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tổng hợp những khó khăn, đề xuất chính sách hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng, sau đó kiến nghị UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.

 

Xuân Tuấn

 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu