ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội
Đăng ngày: 31-01-2020 05:37
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Vừa qua, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị ký Thông báo số 160-TB/TW thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12-2009 của Bộ Chính trị.

Tại cuộc họp ngày 20-12-2019, sau khi nghe Ban Chỉ đạo Ðề án báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12-2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị kết luận:

Qua 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng, có nhiều nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; tăng cường đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện xã hội, sâu sát cơ sở; phối hợp ngày càng hiệu quả với các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, quan tâm lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, khơi dậy được động lực trong nhân dân, phát huy quyền làm chủ, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội; kết quả tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân; vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân còn một số mặt hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; chưa quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện, bố trí cán bộ có năng lực, uy tín, kinh nghiệm thực tiễn làm công tác vận động quần chúng. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội có lúc, có nơi chưa chủ động tham mưu với cấp ủy và phối hợp chính quyền để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn và giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh; năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế; chưa đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở…

Ðể tiếp tục thực hiện Kết luận số 62-KL/TW trong tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo, thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu. Ðó là, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ chế "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy đầy đủ vai trò đại diện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức cơ sở vững mạnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, trọng tâm là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Tăng cường công tác phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ. Bảo đảm tính hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở…

Bảo Ngọc

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu