ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Vai trò của MTTQ Việt Nam trong chế độ chính trị dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Đăng ngày: 03-05-2019 07:55
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của xã hội chủ nghĩa, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được xem là một trong các yếu tố bảo đảm cơ chế tổ chức lao động thực hiện quyền lực nhà nước. Bài viết làm rõ, trong các lực lượng tham gia giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước tại Việt Nam hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội có vai trò như thế nào.
 

Sáng 10/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có buổi gặp mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm nắm bắt thông tin về công tác Mặt trận năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của các tầng lớp nhân dân với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), một trong tám phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường mở rộng Mặt trận thống nhất”. Trong một chế độ chính trị dân chủ với ba yếu tố cấu thành “xã hội, quốc gia, dân tộc”, “dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển của đất nước. Xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống, ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm… Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”. Trong các thiết chế dân chủ, Đảng đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,…

Trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ động trình Bộ Chính trị đề án: “Về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân”. Sau khi xem xét Đề án này, Bộ Chính trị đã có những kết luận, chỉ đạo phương hướng quan trọng:

Một là, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban Đảng có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội đối với các tổ chức Đảng về việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng, kể cả đối với công tác tổ chức cán bộ, trình Bộ Chính trị xem xét quyết định.

Hai là, hằng năm trong chương trình làm việc liên tịch giữa Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Chính phủ, cần xác minh nội dung, chương trình giám sát và phản biện xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của Quốc hội, Chính phủ. Trên cơ sở đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện. Đồng thời, đề xuất những nội dung phù hợp với nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới, trong đó có nội dung về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

Từ những kết luận, chỉ đạo và cụ thể hóa hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành các quyết định: Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218 - QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Như vậy có thể khẳng định, Đảng ta luôn luôn xác định và chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc tạo dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và giám sát, phản biện nói riêng.

Với vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận cùng với Nhà nước là chủ thể đại diện của nhân dân đối với mọi quyền lực trong nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong chế độ chính trị cần được thừa nhận, quy định trong Hiến pháp mới - Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cơ sở pháp lý “gốc” cho việc hoàn thiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như việc hoàn thiện mối quan hệ giữa Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà Nước.

Cơ sở hiến pháp, pháp luật về vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát quyền lực Nhà nước

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp quyền dân chủ nói chung và Hiến pháp dân chủ nói riêng đã thể hiện rất sớm, ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu nước ta phải có Hiến pháp, Người nói (đại ý): Nước ta đã trải quan hàng nghìn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm dưới sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, nước ta không có Hiến pháp, dân ta không có dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Nghị viện Nhân dân để Nghị viện Nhân dân ban hành Hiến pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, nước ta đã có bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946).

Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến nay, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp kết tinh thành quả của gần 30 năm đổi mới và kế thừa các bản Hiến pháp trước đây thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011). Đến nay, đất nước ta có nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Cương lĩnh về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và XII của Đảng; Hiến pháp đã xác định bản chất nhà nước ta là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Vì mục tiêu trước mắt và lâu dài: dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.

Trong chế độ chính trị Hiến pháp 2013 quyđịnh: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 9).

Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn được cụ thể trong mối quan hệ giữa Mặt trận với Quốc hội với Chính phủ và với chính quyền địa phương, được quy định tại Điều 84, Điều 116, Hiến pháp năm 2013.

Bổ sung, phát triển vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến quan trọng của sự phát triển dân chủ Nhà nước ta, ngày càng cụ thể hơn về nội dung và phương pháp làm chủ của nhân dân thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Một trong những nội dung mới của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 đã quy định quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là “thực hiện giám sát và phản biện xã hội” (Khoản 5, Điều 3). Đặc biệt, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dành một chương để quy định hoạt động giám sát (chương V) và một chương qui định hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận (chương VI).

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia giám sát quyền lực nhà nước

Kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Lần đầu tiên, Hiến pháp của nhà nước ta khẳng định quyền lực nhà nước phải được kiểm soát bằng quyền lực trong nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước từ các tổ chức, nhân dân.

"Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". (Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp 2013).

Song, muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: Một là, việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường xuyên. Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cách kiểm soát rất ngắn gọn, dễ hiểu: “Kiểm soát có hai cách: Một cách là từ trên xuống, tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó, cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”. Quan điểm của Bác vẫn còn nguyên giá trị lý luận và giá trị thực tiễn và mang tính thời sự, quần chúng nhân dân là chủ thể của quyền lực của nhà nước. Vì vậy, khi nói nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là bao hàm toàn bộ hoạt động có ý thức của nhân dân trong việc theo dõi, xem xét, kiểm tra, giám sát và phản biện đối với đời sống nhà nước, tức là đối với hoạt động lao động quyền lực của Nhà nước, cả trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm soát hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước là hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Giám sát và phản biện xã hội được nêu rõ trong Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 2017-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị).

Kiểm soát hay giám sát và phản biện xã hội quyền lực nhà nước của nhân dân là việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân bằng cả hai hình thức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vừa là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhà nước tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước do nhân dân giao phó, Nhà nước vừa là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước (tự kiểm soát) vừa là đối tượng của sự kiểm soát nhân dân. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, bao hàm cả giám sát, phản biện, tham gia vào quản lí Nhà nước nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và quyền lực là nhà nước. Phản biện xã hội là xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết định lớn của Đảng; phản biện các dự án sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác. Giám sát hoạt động của Đảng, hoạt động của Nhà nước, của cán bộ công chức trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thực chất giám sát là chống các bệnh quan liêu, cửa quyền, lạm quyền, mất dân chủ và tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Những bệnh này phần nhiều là hậu quả của những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật mà ra.

Một số giải pháp chính trị bảo đảm nâng cao và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác Mặt trận, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận. Đây là những vấn đề cần làm rõ về lý luận để một mặt tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đổi mới tư duy nhận thức để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ Trung ương tới cơ sở. Tránh khuynh hướng can thiệp, bao biện làm thay công tác Mặt trận và khuynh hướng coi nhẹ công tác Mặt trận; sự lãnh đạo của Đảng phải là nhân tố quyết định việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo như Hiến pháp và pháp luật đã quy định.

Hai là, mọi chủ trương chính sách của Đảng về công tác Mặt trận phải được thể chế hóa bằng pháp luật, không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa các tổ chức Đảng với các cơ quan nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Trong đó cần chú trọng hoàn thiện pháp luật về hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo hướng cụ thể, minh bạch và có hiệu lực.

Ba là, Đảng cần thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách và mở rộng đội ngũ cán bộ không chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo nguyên lý, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Cán bộ nào phong trào ấy”, đối với công tác cán bộ Mặt trận cũng có ý nghĩa như vậy. Do đó, Đảng cần giới thiệu những đảng viên tiêu biểu không chỉ có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng mà còn phải là những Đảng viên có uy tín trong nhân dân, có năng lực, kinh nghiệm làm công tác dân vận, có kĩ năng thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội. Đồng thời, Đảng đoàn Mặt trận cần thu hút nguồn lực trong các cấp, các tầng lớp xãhội tham gia vào công tác Mặt trận.

Quách Sĩ Hùng

PGS. TS. Phó Chủ nhiệm HĐTV Dân chủ - Pháp luật, UBTW MTTQ Việt Nam

Tài liệu tham khảo

1. Từ điển Bách khoa Việt Nam, H. 1995, tập 1.

2. Yêu cầu ca, báo Nhân dân, ngày 30/1/1977.

3. V.I.Lênin, Bàn về kiểm kê, kiểm soát, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1998.

4. XYZ. Sửa đổi lối làm việc. Báo chí với công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu