ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Vai trò Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2008 – 2018)
Đăng ngày: 31-01-2019 04:13
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Đồng Nai đã phối hợp các đoàn thể, tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
 

Thực hiện Kế hoạch số 97/KH-TU ngày 29/3/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 08/KH-ĐĐ ngày 18/4/2009 của Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh về vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", hàng năm Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp các đoàn thể, tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã gắn 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới liên quan và phù hợp với nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" (chương trình 1: xây dựng ấp, khu phố văn hóa), đây là cơ sở để góp phần xây dựng xã nông thôn mới, xây dựng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân ở khu dân cư; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ban chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới và các ban ngành, đoàn thể, tổ chức thành viên tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, các đoàn thể, tổ chức thành viên thông qua các phong trào như phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”, “Tuổi trẻ Đồng Nai chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Tuổi trẻ sáng tạo”… đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu liên quan của địa phương.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã biên soạn Bộ Hỏi - đáp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn làm tài liệu học tập phát động phong trào xây dựng nông thôn mới trong cộng đồng dân cư; tổ chức tập huấn công tác Mặt trận cho hơn 1.500 cán bộ Mặt trận cơ sở về nghiệp vụ công tác Mặt trận trong đó có các nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp Ban chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới tỉnh mở các lớp tập huấn tuyên truyền phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới cho hơn 5.000 đại biểu cán bộ Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã thành phố và cán bộ Mặt trận cơ sở cùng với các vị nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc, người có uy tín, điển hình sản xuất giỏi trong cộng đồng dân cư; tham gia đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp cùng các đoàn thể có liên quan phụ trách đối với các xã, huyện, đến nay, toàn tỉnh có 133/133 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Xã nông thôn mới, 26 xã Nông thôn mới nâng cao, 08/11 huyện, thị xã, thành phố đạt danh hiệu Huyện nông thôn mới; thành phố Biên Hòa, huyện Định Quán, Tân Phú đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng Trung ương thẩm định xét công nhận đạt huyện nông thôn mới.

ĐB trao đổi.JPG
Các đại biểu Mặt trận Trung ương, Mặt trận Đồng Nai,

huyện Trảng Bom trao đổi về lấy ý kiến hài lòng của

người dân đối với kết quả xây dựng NTM tại huyện Trảng Bom

Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã kết hợp kiểm tra công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các khu dân cư thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố Biên Hòa. Kết quả: chương trình xây dựng Nông thôn mới được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp đồng bộ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức thành viên và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, các tiêu chí nông thôn mới đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp triển khai với nội dung cụ thể lồng ghép vào các phong trào thi đua, các cuộc vận động đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành nhiều chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của tỉnh, bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn về kinh phí tuyên truyền, thực hiện hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM ở cấp huyện, xã, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có hướng dẫn việc triển khai thực hiện và phương pháp đánh giá, hồ sơ chứng minh, báo cáo kết quả các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, qua đó góp phần nâng cao dân chủ hóa trong đời sống xã hội, đặc biệt là quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc lắng nghe ý kiến và tôn trọng nguyện vọng, tình cảm của người dân; phát huy vai trò, trách nhiệm và chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc; làm cho việc xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới đảm bảo tính khách quan, thực chất, tránh hình thức.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong 10 năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp cùng ngành nông nghiệp, các đoàn thể, tổ chức thành viên tổ chức 6.281 lớp tập huấn, hội thảo về bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh, bệnh gia cầm, chuyển đổi cây trồng, nuôi gà thả vườn… có 314.936 người tham dự. Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân đẩy mạnh phong trào giúp nhau vốn, vật tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm vận động hộ khá giúp đỡ các hộ khó khăn bằng nguồn vốn nhàn rỗi với tổng trị giá trên 106,6 tỷ đồng, 170.315 ngày công lao động đồng thời giúp đỡ về phân bón, giống, cây trồng, vật nuôi…. giới thiệu cho hơn 1.000 lao động có việc làm tại chỗ. Vận động Quỹ “Vì người nghèo” được hơn 256,1 tỷ đồng; đã xây dựng mới 8.151 căn nhà tình thương trị giá 181,5 tỷ đồng và sửa chữa 574 căn trị giá 4,8 tỷ đồng. Với những đóng góp trên đến năm 2018, tỉnh đã được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cấp bằng ghi công công nhận tỉnh Đồng Nai hoàn thành việc xây dựng “Nhà Đại đoàn kết”, xóa xong nhà dột nát cho người nghèo, các hoạt động “Vì người nghèo” đã hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện sản xuất kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh.

 ấp 3 Lâm San.jpg
Nhân dân ấp 3, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ 

chung tay làm đường trong khu dân cư

Để góp phần thực hiện các tiêu chí về giao thông thủy lợi, thực hiện xã hội hóa đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, các đoàn viên, hội viên và nhân dân đã đóng góp hơn 439,9 tỷ đồng, 184.435 ngày công lao động và một số vật tư làm mới, nâng cấp và sửa chữa hơn 1.147 km đường giao thông liên ấp, đường giao thông nội đồng, nạo vét hàng trăm km kênh mương; lắp đặt 5.467 bóng đèn thắp sáng đường làng, ngõ xóm; 981 chiếc camera giám sát an ninh góp phần vào quá trình bảo đảm an toàn giao thông…  Ngoài ra thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Ban công tác Mặt trận đã phối hợp tham gia giám sát trên 3.928 cuộc trên nhiều lĩnh vực, đồng thời phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn về nội dung quy trình xây dựng nông thôn mới để vận động nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đã có 3.715 lượt ý kiến của nhân dân góp ý về các nội dung thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" đã thẩm định, bình xét công nhận danh hiệu ấp, khu phố văn hóa, năm 2008 toàn tỉnh có 938/1.004 ấp, khu phố văn hóa, đạt 83,6% thì đến năm 2018, có 927/962 ấp, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 96,4%, qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn tạo thành nét đẹp văn hóa mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới còn một số hạn chế như:​ Lực lượng cán bộ Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở còn hạn chế nhiều về thời gian và điều kiện làm việc do công việc ở cơ sở quá nhiều, địa bàn khu dân cư rộng đồng thời chính sách hỗ trợ cho cán bộ cơ sở tham gia vận động, tuyên truyền còn hạn chế; vai trò giám sát, phản biện xã hội trong việc quy hoạch, thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được phát huy thường xuyên.

Bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, để thực hiện có hiệu quả vai trò Mặt trận tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, tùy điều kiện thực tế từng nơi phối hợp các đoàn thể, tổ chức thành viên cùng cấp lựa chọn những nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu trọng tâm cần phấn đấu thực hiện đồng thời đề xuất tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền để tập trung thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương. Địa phương nào được sự quan tâm, sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các ban ngành đoàn thể trong tổ chức công tác triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện đồng thời tháo gỡ kịp thời những vướng mắc khó khăn từ cơ sở thì địa phương đó đạt kết quả tốt hơn.

Thứ hai, cùng với sự đầu tư của nhà nước phải phát huy tốt nguồn lực trong nhân dân, của địa phương để xây dựng chương trình và sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân phát huy vai trò chủ thể của người dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ” thì việc xây dựng nông thôn mới mới có hiệu quả.

Thứ ba, phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân tại cộng đồng dân cư trong việc quy hoạch, thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp thực hiện trong thời gian tới:

Một là, thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", triển khai nâng cao chất lượng tiêu chí công nhận danh hiệu ấp, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, thực hiện có hiệu quả quy ước, hương ước của cộng đồng để vận động nhân dân thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Hai là, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức thành viên phối hợp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động bằng những việc làm thiết thực, vận động nguồn lực trong nhân dân hướng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào.

Ba là, đổi mới tập huấn, tọa đàm về tuyên truyền chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Mặt trận, đoàn thể cơ sở, các điển hình tiên tiến sản xuất giỏi, các vị chức sắc tôn giáo, người uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và các tầng lớp nhân.

Bốn là, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, phường, thị trấn tiếp tục tập trung củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, tham gia giám sát và có ý kiến phản hồi các công trình thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Năm là, nhân dịp tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư, kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) hàng năm gắn với việc công nhận danh hiệu ấp, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa kết hợp biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới đồng thời nêu quyết tâm phấn đấu, thi đua thực hiện chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trong từng khu dân cư.

Phong trào xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp, tuyên truyền thực hiện của Ủy ban MTTQVN, các ban, ngành, đoàn thể đã góp phần nhân rộng phong trào trong toàn tỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nông dân, phong trào ngày càng được nhân rộng và đạt hiệu quả ngày càng cao góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh nhà nói riêng, đất nước nói chung.

 

Phong trào​

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu