ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Hàng Việt chinh phục thị trường nông thôn
Đăng ngày: 12-11-2018 06:14
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Bước vào năm thứ 10 triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, tại các siêu thị, cửa hàng các khu chợ truyền thống tỷ lệ hàng Việt Nam đã chiếm hơn 80%.

anh chan trang.jpg
Các sản phẩm nông sản được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Nông thôn được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng do có tới 70% dân số, thu nhập người dân dần nâng cao, nhưng dường như các doanh nghiệp (DN) trong nước đang lãng quên đi thị trường đầy tiềm năng này. 

Chính sự không mặn mà của DN đã tạo cơ hội các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả hàng nhái đang tràn lan làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng với hàng hóa trong nước.Chính vì vậy một trong những giải pháp trọng tâm được Ban Chỉ đạo Cuộc vận động  “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Sơn La đưa ra để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường chính là việc tổ chức các phiên chợ về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Ông Lò Mai Kiên- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La cho biết, với vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Cuộc vận động, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Sở Công thương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, tổ chức đưa hàng Việt đến những địa bàn khó khăn để người dân được tiếp cận với hàng hóa Việt Nam chất lượng cao.

Tại các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn và hội chợ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được tổ chức, hàng hóa bày bán là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các nhóm hàng tham gia chương trình bình ổn giá, quần áo, giày dép, đồ gia dụng…Đây là những mặt hàng có nguồn gốc trong nước, xuất xứ rõ ràng, với mẫu mã đa dạng, giá bán hợp lý, cho nên hàng Việt ngày càng được khách hàng khu vực nông thôn ưa chuộng.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La Lê Quang Trung, năm 2018, đơn vị đã tổ chức 18 hội chợ trên địa bàn các huyện, thành phố với gần 300 DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia trong đó có trên 90% hàng hóa là hàng Việt Nam. Các hội chợ đã thu hút trên 40.000 lượt khách thăm quan mua sắm với giá trị hàng hóa lưu thông ước đạt hơn 5 tỷ đồng.

Thông qua việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt, người tiêu dùng đã nhận thức được đầy đủ hơn về tinh thần và ý nghĩa của Cuộc vận động, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và việc ưu tiên sử dụng hàng Việt. 

Song song với việc tổ chức các hội chợ, các chuyến hàng Việt về nông thôn, Sở Công thương Sơn La cũng đã tập trung xây dựng 7 điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các huyện. Tại các điểm bán hàng cố định này lượng hàng hóa được bày bán chiếm 100% là hàng được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm. 

Sau 3 năm triển khai, các điểm bán hàng Việt Nam cố định đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, những sản phẩm nội địa đã chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng. Các điểm bán hàng Việt cố định không chỉ là điểm phân phối, bán lẻ hàng hóa mà còn là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng đặc sản của địa phương, giúp các hộ gia đình, DN làng nghề tiêu thụ sản phẩm bền vững, còn người tiêu dùng mua được sản phẩm chính hãng, chất lượng, tránh việc mua phải hàng nhái, hàng giả.

Bước vào năm thứ 10 triển khai, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm  tạo sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, hình thành nét văn hóa trong sản xuất và tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh đó tỉnh Sơn La cũng tập trung nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia mở rộng, phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu tại 100% các xã, phường, thị trấn xây dựng được  điểm bán hàng Việt Nam cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” trong đó tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 80% tại các kênh phân phối.    

(Nguồn: Báo Đại đoàn kết)

 

In nội dung
Nơm nớp hàng giả (29/06/2018)
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu