ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Ðiểm sáng trên bức tranh kinh tế toàn cầu
Đăng ngày: 18-03-2018 11:34
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Các tổ chức quốc tế mới đây dự báo, thời gian tới, khu vực châu Á vẫn duy trì vai trò là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), mức tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á trong năm 2018 dự báo đạt 5,8%. Nam Á vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các tiểu vùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức tăng trưởng là 6,5% trong năm 2017 và được kỳ vọng đạt mức 7% vào năm 2018. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, có thể đạt 6,4% trong năm 2018. Một nền kinh tế lớn khác ở khu vực châu Á là Ấn Ðộ cũng được dự báo có tốc độ tăng trưởng đạt 7,3% vào năm 2018. Tại khu vực Ðông - Nam Á, các chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 5,2% trong năm 2018. Khu vực này thời gian qua chứng kiến những hoạt động đầu tư và xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở các nước Singapore, Thái-lan, Brunei và Malaysia. Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) C.Ri nhận định, châu Á vẫn là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong 10 năm tới, ngay cả khi tăng trưởng của châu Âu hay Mỹ cũng gia tăng.


Các nước châu Á đang đẩy mạnh đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh South China Morning Post

Theo một số chuyên gia, những cải cách nhằm thúc đẩy tính hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư công đối với hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực Ðông - Nam Á và Nam Á, nhất là ở các nước Indonesia, Philippines và Thái-lan, sẽ trở thành "chìa khóa" giúp duy trì đà tăng trưởng tích cực của toàn châu lục. Sự cải thiện về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển ở châu Á cũng là nhân tố giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu tại khu vực này. Thế nhưng, ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, nền kinh tế châu Á còn phải đối mặt hàng loạt "hòn đá tảng" trên con đường phát triển phía trước. Kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền, "bóng đen" của chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng, đe dọa các chính sách thương mại cùng sự hội nhập sâu rộng vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, gây tổn hại nghiêm trọng đến các nền kinh tế ở khu vực châu Á. Nhiều khả năng, sự chuyển dịch theo hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở các nước đối tác lớn với châu Á có thể gây sức ép lên xuất khẩu và giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này. Ðó là chưa kể, những rủi ro tiềm ẩn như nguy cơ khủng bố, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên… cũng sẽ tác động tới tốc độ tăng trưởng của toàn khu vực châu Á.

Một trong những thách thức lớn nhất mà nền kinh tế châu Á đang đối mặt là sự già hóa dân số. IMF dự báo, trong vòng 30 năm tới, xu hướng già hóa dân số sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản giảm từ 0,5 đến 1%. Sự già hóa dân số cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trẻ và có khả năng bắt kịp công nghệ mới; tạo gánh nặng cho các quỹ an sinh xã hội của châu lục này. Thậm chí, số lượng người già tăng có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính, bởi người già có xu hướng gửi tiết kiệm trong khi số lượng lao động cần vay vốn lại giảm đi.

Mặc dù đối mặt không ít khó khăn trong thời gian tới, song triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á vẫn rất lạc quan, bởi các nền kinh tế trong khu vực này sẽ có những đối sách phù hợp. Theo chuyên gia kinh tế ADB Y.Xa-oa-đa, các nước đang phát triển tại châu Á nên tận dụng những triển vọng kinh tế thuận lợi trong ngắn hạn để đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và cải thiện năng lực sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn của toàn châu lục.​

 Nguồn: Báo Nhân Dân
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu