ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung

 
Chưa có dữ liệu
Doanh nghiệp vẫn tìm thấy cơ hội trong đại dịch Covid-19
Đăng ngày: 16-04-2021 05:37
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới và gây ra những tác động không nhỏ đến nền kinh tế nói riêng và từng doanh nghiệp (DN) nói chung.

Sản phẩm của doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai tham gia một sự kiện xúc tiến thương mại. Ảnh: V.Gia
Sản phẩm của doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai tham gia một sự kiện xúc tiến thương mại. 

Một số DN lâm vào khó khăn, tạm ngưng hoạt động, thậm chí phá sản nhưng cũng có rất nhiều DN đã tìm kiếm được cơ hội từ khó khăn, bản lĩnh vượt qua tác động của dịch bệnh và tiếp tục phát triển.

* Bảo toàn lực lượng để phát triển

Đại diện tổ chức của doanh nhân trẻ, DN quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, ông Đặng Văn Điềm, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai cho hay ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm thu hẹp thị trường xuất - nhập khẩu, nhiều đơn hàng bị hủy, nguyên liệu đầu vào khan hiếm khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN gặp khó khăn, dẫn đến khó trả lãi vay, nợ vay... Tuy nhiên, trong bối cảnh đại đại dịch, Hội đã nỗ lực đoàn kết hội viên, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách. Trong năm 2020, hầu hết trong số 500 DN hội viên của Hội đã bảo toàn thực lực, phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Đối với các DN, tuy còn có những khó khăn do giá cả vật tư nguyên liệu đầu vào gia tăng, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn nhưng với việc triển khai tiêm phòng vaccine đồng loạt trên phạm vi toàn cầu và sự kiểm soát tốt đại dịch trong nước, niềm tin vào thị trường đang trở lại.

Theo ông Nguyễn Duy Thuần, Giám đốc Công ty TNHH Khang Thành (TP.Biên Hòa), từ tháng 7-2020, đơn hàng của DN đã tăng mạnh trở lại sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đến nay, DN này đã thiết kế, sản xuất ra 9 ngàn loại mẫu mã bao bì để cung ứng cho hơn 1,7 ngàn khách hàng trong và ngoài nước. Khi sản xuất tăng trưởng trở lại thì đó là cơ hội cho ngành bao bì, tuy nhiên ngành cũng đang đứng trước thách thức. Chuỗi cung ứng sản xuất Trung Quốc đang dịch chuyển một phần sang Việt Nam, kéo theo các DN sản xuất Trung Quốc đã thâm nhập thị trường nước ta, cạnh tranh, thậm chí thâu tóm các DN nội. Điều đó đòi hỏi từng bước phát triển của DN phải thận trọng và cần liên kết với nhau để nâng cao nội lực sản xuất.

Với các DN nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh trong nhóm kết nối DN BNI Đông Nam bộ, chủ yếu các ngành dịch vụ trong 3 tháng đầu năm đã có sự chia sẻ và kết nối, trao cơ hội kinh doanh 150 tỷ đồng, trong đó có hơn 50% đến từ Đồng Nai. Hoạt động liên kết của các nhà kinh doanh trẻ trên địa bàn tỉnh đã mang đến nhiều lợi ích thiết thực, cùng nhau khởi nghiệp.

Tự liên kết trao nhau cơ hội là cách tự thân mà mỗi DN, đặc biệt là DN khởi nghiệp cùng hỗ trợ nhau để tồn tại. Ngoài ra, các DN vẫn rất cần Chính phủ tiếp tục các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế; các khoản tiền được hồi tố, hoàn trả cho DN... Việc hỗ trợ chỉ được coi là có hiệu quả khi DN nhận được những chính sách bằng các tác động trực tiếp và cụ thể.

* Dịch bệnh là thách thức nhưng cũng là cơ hội

Trên địa bàn tỉnh, theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong quý I-2021, có 93 DN giải thể; 101 chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động; 348 DN tạm ngừng kinh doanh. Các DN này chủ yếu là nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể, chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp mô hình sản xuất. Ở chiều ngược lại, tổng vốn đăng ký thành lập mới DN và bổ sung tăng vốn là 30,9 ngàn tỷ đồng, tăng 458% so với cùng kỳ năm 2020 (6,4 ngàn tỷ đồng). Trong đó, có 680 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 11 ngàn tỷ đồng và 166 DN đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 19,8 ngàn tỷ đồng.

Số lượng vốn bổ sung vào nền kinh tế lớn cho thấy sức hút, môi trường kinh doanh và cơ hội để DN phát triển vẫn rất rộng mở. Đồng quan điểm này, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chia sẻ, không chỉ đại dịch, ngay trong các giai đoạn bình thường cũng tiềm ẩn không ít những thách thức đối với người kinh doanh và chủ DN. Dịch bệnh nguy hiểm nhưng không hẳn là rất đáng sợ mà có khi đó còn là cơ hội.

“Tôi xem những tổn thất này là bình thường dưới góc nhìn lạc quan nhất có thể. Vì thậm chí từ trước khi đại dịch xảy ra, tôi đã phải đối mặt với một vụ hỏa hoạn ngay tại DN mình mà con số thiệt hại lên tới cả ngàn tỷ đồng” - bà Huệ cho biết. Vị Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng cho rằng kinh doanh là một cuộc chơi đầy thử thách, trong cuộc chơi đó, người lãnh đạo phải luôn định vị và phát huy nội tại của bản thân để lèo lái con thuyền DN vượt qua.

Tương tự, anh Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH Vinatrends (TP.Biên Hòa) cho rằng trải qua đại dịch là cơ hội để các DN áp dụng những công nghệ tiên tiến vào điều hành sản xuất, kinh doanh đặc biệt là chuyển đổi số. Tại DN này đã ứng dụng công nghệ nhiều năm qua, làm việc từ xa, làm việc online. Do đó, nó trở thành một lợi thế nhất định so với công ty khác, DN đã nhận về nhiều đơn hàng từ các đối tác kinh doanh. Đón đầu xu thế tư vấn online, từ trước khi dịch bùng phát DN đã có mạng lưới kỹ thuật liên kết với khách hàng và trở thành địa chỉ để kết nối các công ty khác với nhiều nhà đầu tư.

Văn Gia

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu