Về tiếp xúc cử tri: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp
phối hợp tổ chức cho các đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp tại các huyện, thị, thành
phố. Qua các hội nghị cử tri góp ý kiến phản ánh, kiến nghị vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội chủ yếu như: về phòng chống tham nhũng, lãng phí; quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý đất đai, tài nguyên,
khoáng sản, đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước, quản lý thuế; công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; công tác
thu hồi, bồi thường đất, giải tỏa tái định cư; việc triển khai thực hiện các quy
hoạch, dự án treo quá kéo dài; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
kéo dài, thái độ phục vụ của cán bộ công chức còn phiền hà, gây khó khăn cho
người dân; đặt trạm thu phí BOT không hợp lý; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…Tại
các hội nghị tiếp xúc, các vị đại biểu, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các địa phương
và các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trực tiếp giải
trình, trả lời và tiếp thu tại buổi tiếp xúc. Những ý kiến chưa được trả lời hoặc
không thuộc thẩm quyền, các vị đại biểu ghi nhận sẽ chuyển tới các cơ quan chức
năng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo cho cử tri biết kết quả ở
kỳ tiếp xúc cử tri tiếp theo.

Cử tri huyện Tân Phú phát biểu ý kiến với đại biểu Quốc hội
Về
Phản biện xã hội: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức
11 Hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo Nghị quyết gồm: Dự thảo Nghị
quyết quy định mức hỗ trợ đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh và dự thảo Nghị
quyết về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2018 - 2020; dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu năm 2018”; dự thảo Đề án
xây dựng chương trình nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2023; dự thảo Nghị
quyết về phát triển đô thị, thị trấn Trảng Bom giai đoạn đến năm 2020 và giai
đoạn đến năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện… Trên cở sở các ý kiến tại các
Hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các
cấp đã có kiến nghị, đề xuất cơ quan soạn thảo dự thảo Nghị quyết xem xét,
nghiên cứu và bổ sung những ý kiến phản biện phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương.

Các đại biểu tham dự hội nghị phản biện xã hội do Ủy ban
MTTQ tỉnh tổ chức.
Về công tác giám sát theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì tổ chức được 39 cuộc với các nội dung như: quy trình xét duyệt đối tượng,
việc sử dụng nguồn vốn và tình hình thu hồi vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã
hội; Việc triển khai chương trình phối
hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm ở khu dân cư; Vận động tham gia BHYT trên địa bàn xã;
Quy trình rà soát hộ nghèo, quy
trình xây dựng nhà tình thương và các chính sách đối với hộ mới thoát nghèo; việc cấp kinh phí cho các tổ hòa
giải ở ấp; việc thu chi của hội cha mẹ học sinh theo Thông tư 55 của Bộ giáo dục;
việc huy động xã hội hóa trong nhân dân để đầu tư xây dựng cơ bản; việc thực hiện
chế độ chính sách cho các tổ nhân dân trên địa bàn... qua giám sát, Ủy ban Mặt trận các cấp đã có những kiến nghị chấn chỉnh,
khắc phục những tồn tại hạn chế của các đơn vị, địa phương chịu sự giám sát; đồng
thời có 172 kiến nghị các giải pháp thực hiện trong thời
gian tới đối với các cơ quan
chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Về
công tác phối hợp giám sát: Đã phối hợp với Hội đồng nhân dân các cấp và các đoàn thể chính trị - xã
hội tổ chức khảo sát, giám sát trên 543
cuộc về tình hình kinh tế - xã hội,
quốc phòng
- an ninh và việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. Phối hợp với kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại trại
tạm giữ Công an tỉnh và trại nhà tạm giữ các huyện. Qua đó, có nhiều kiến nghị khắc phục những
hạn chế, thiếu sót, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở: Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát 581 cuộc, nội dung giám sát chủ yếu là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,
giám sát việc bình xét hộ nghèo...
Qua giám sát, Ban Thanh tra nhân dân đã phát hiện một số sai phạm và có 67
kiến nghị đề nghị các cơ quan có thẩm
quyền xử lý và có biện pháp khắc phục những sai phạm.
Ban Giám sát đầu tư của cộng
đồng đã tổ chức giám sát 299 dự án triển khai trên địa bàn. Nhìn
chung, các dự án triển khai đúng trình tự thủ tục quy định, phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn, hoàn thành đúng tiến độ
được đưa vào sử dụng kịp thời, phục vụ được yêu cầu chung. Tuy nhiên, qua
giám sát đã phát hiện một số sai phạm nhỏ trong thi công xây dựng và có 43
kiến nghị xử lý; các kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu
tư, nhà thầu, chủ đầu tư xử lý, giải quyết và khắc phục.
Về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo: Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp 364 công dân và nhận được 557 đơn khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, đề nghị của công dân. Qua nghiên
cứu đơn nhận thấy đa số các đơn đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải
quyết theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên người dân vẫn không đồng tình
với cách giải quyết của các cơ quan Nhà nước nên tiếp tục khiếu nại kéo dài.
Sau khi nghiên cứu và phân loại đơn, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các
cấp đã hướng dẫn người dân đến cơ quan chức năng có thẩm
quyền giải quyết để được hướng dẫn cụ thể hơn, đồng thời tiếp tục chuyển 333 văn bản chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị
xem xét, giải quyết và thực hiện chức năng giám sát việc giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan và theo dõi đôn đốc các ngành chức
năng giải quyết theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các
cấp đã nhận được 294 văn bản trả lời đơn,
còn lại 39 đơn đang trong thời gian thụ lý.
Về
công tác hòa giải: Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp đã phối hợp với các đoàn thể cùng cấp
tiếp nhận 978 vụ việc mâu thuẫn trong nhân dân. Đã phối hợp hòa giải thành 671 vụ, chuyển 135 vụ đến
cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đang tiến hành xác minh 76 vụ và rút đơn 05 vụ. Qua hòa giải đã góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo
vượt cấp; giữ gìn an ninh trật tự tại
cộng đồng dân cư.
Dân chủ.