Sự cổ vũ cho một nền văn
hóa hòa bình nơi các em nhỏ là rất quan trọng cho một tương lai hòa bình. Để
giúp các em thấm nhuần giá trị này, các em cần được giáo dục trong một “nền văn
hóa gặp gỡ.” Điều này gồm tạo một bầu khí thực sự tôn trọng, hài hòa, chân
thành lắng nghe và đoàn kết mà không làm giảm hay mất đi bản sắc của một người.
Sứ điệp của Đức Mẹ về
hòa bình đặc biệt phù hợp với tình hình hiện nay “khi mà những xung đột bạo
lực, những hành động khủng bố, những vi phạm quyền căn bản của con người và đói
nghèo cùng cực làm chết nghẹt những cố gắng kiến tạo hòa bình.”
Đức
Tổng Giám Mục nói rằng nhà trường
phải dạy con em về đàm luận dân sự, hay như ĐGH Phanxicô gọi là “một ngữ pháp
về đối thoại” tạo ra sự hài hòa giữa các tôn giáo cũng như giữa các nền văn hóa
đa dạng. Những sự hiểu biết này sẽ giúp con em thực hiện cuộc đối thoại khôn
ngoan, trí tuệ và có khả năng cùng nhau tìm ra chân lý, kiến tạo văn hóa hòa
bình.
“Một nền văn hóa như thế
sẽ giúp con em có khả năng ứng xử một cách tích cực và xây dựng với nhiều tình
huống của bạo lực, nghèo đói, bóc lột, kỳ thị, loại trừ và những hình thức coi
khinh khác.”
ĐTGM nói rằng nền văn
hóa gặp gỡ này bắt đầu bằng sự hiểu biết về phẩm giáo con người và nhấn mạnh
rằng bất cứ sự coi thường nào đối với một người sẽ dẫn đến bất công và bất bình
đẳng.
Các quốc gia trên thế
giới nên chú ý vào việc ngăn chặn các hành động phá hủy con người như bạo lực
và cổ súy vũ khí, đồng thời đặc biệt khuyến khích sự tha thứ và kháng cự bất
bạo động. Nền văn hóa hòa bình cũng đòi hỏi những cố gắng kiên trì dẫn đến việc
giải trừ vũ khí và giảm bớt sự cậy dựa vào sức mạnh quân sự trong việc giải
quyết những vấn đề quốc tế. Tránh củng cố xung đột và chuyển các nguồn lực ra
khỏi lãnh vực phát triển và tiến tới chấm dứt quân sự.
ĐTGM nói rằng thực ra,
một nền văn hóa hòa bình chỉ có thể phát triển trong một nền văn hóa tha thứ.
Tha thứ là trung tâm của việc hòa giải và xây dựng hòa bình vì nó chữa lành và
tái cấu trúc liên hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Tha thứ không có nghĩa là
thiếu công bình, nhưng nhận ra những gì là điều xấu xa để can đảm chọn lựa
không cho phép những vết thương trong quá khứ làm chảy máu hiện tại và tương
lai.
Thành
Long