ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả được nhân rộng
Đăng ngày: 15-11-2017 05:29
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
​Với mục tiêu tất cả vì người nghèo, trong thời gian qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nhơn Trạch đã khơi dậy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư cùng nhau thoát nghèo bền vững. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình dân giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền huyện Nhơn Trạch thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Từ mô hình hỗ trợ con giống

Đến thăm hộ gia đình ông Nguyễn Văn Dũng - ấp Rạch 7 (xã Phú Hữu), năm 2014, ông vinh dự được xã bình xét hỗ trợ  01 con trâu giống với trị giá hơn 17 triệu đồng.  Nhờ chăm sóc tốt, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi theo hướng dẫn của cán bộ xã, lại có nguồn cỏ phong phú, dồi dào. Sau 2 năm, con trâu giống sinh lứa đầu tiên và con nghé này xã Phú Hữu tiếp tục hỗ trợ cho hộ ông Nguyễn Văn Đến  ở ấp Cát Lái cũng là một hộ nghèo của xã. Hiện con trâu giống của gia đình anh Dũng đang mang thai lần thứ hai. Ông cho hay việc hỗ trợ trâu giống là món quà to lớn, tạo động lực để giúp gia đình ông  từng bước vượt lên khó khăn, ổn định cuộc sống, sớm thoát nghèo.

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Đông đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình máy ấp trứng và cung cấp con giống được nhiều hộ nông dân áp dụng. Gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở ấp Thị Cầu xã Phú Đông  là một trong số đó.  Nhận thấy phương pháp ấp trứng truyền thống không mang lại hiệu quả cao, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, gà con nở ra không đồng đều, sức khỏe kém, tỷ lệ gà con chết cao hoặc mắc một số bệnh tật bẩm sinh. Nên năm 2011, ông Hải đã mạnh dạn đầu tư mua 02 cái máy ấp trứng. Từ khi có máy ấp trứng, tỷ lệ ấp gà con khỏe mạnh ngày càng cao, dễ nuôi, nhanh lớn, nên lượng khách đến mua ngày càng nhiều hơn. 

Khi kinh tế gia đình dần ổn định, ông thấy nhiều hộ nghèo trong xã, muốn chăn nuôi nhưng không có điều kiện để mua con giống, ông quyết định cho mượn giống, khi nào các hộ bán gà thịt sẽ hoàn lại tiền vốn mà không tính lãi. Đến nay, ông Hải đã cho mượn hơn 5000 con gà giống với tổng trị giá 80 triệu đồng. Không chỉ có các hộ nghèo trong xã mà kể cả những hộ ở các xã lân cận cũng tìm đến ông để mượn con giống.

ONG NGUYEN VAN HAI- AP THI CAU - XA PHU DONG ( MO HINH HO TRO HA GIONG).bmp
Ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ về phương pháp ấp trứng bằng máy

Đồng thời, với vai trò là Trưởng ấp, ông  Nguyễn Văn Hải luôn tâm niệm: “Để thắt chặt tình làng nghĩa xóm, mình có điều kiện hơn thì nên  giúp những người xung quanh có điều kiện phát triển kinh tế cùng với địa phương nâng cao mức sống người dân, đảm bảo giữ vững tiêu chí thu nhập trong chương trình xây dựng nông thôn mới”.

Đến mô hình cho mượn đất và công cụ để sản xuất

Thông qua phong trào dân giúp dân phát triển kinh tế, nhiều hộ nông dân trong huyện cũng  đã thoát  nghèo, từng bước cải thiện được kinh tế của gia đình. Điển hình như hộ anh Nguyễn  Văn  Hiếu  và anh Trần Huy Thanh ở  ấp 1 xã Phú Thạnh. Trước đây, kinh tế gia đình khó khăn, thiếu đất sản xuất lại không có vốn làm ăn, đi làm thuê, làm mướn, cuộc sống bấp bênh, thu nhập không ổn định. Đồng cảm với hoàn cảnh của anh Hiếu và anh Thanh, và nhận thấy họ rất chăm chỉ có chí hướng muốn vươn lên thoát nghèo nên  Ông  Tống Văn Sỹ một trong những hộ khá ở ấp 1 (xã Phú Thạnh) đã quyết định cho anh  Hiếu và anh Thanh mượn 1 ha để nuôi tôm, nuôi vịt. Không chỉ cho mượn đất để sản xuất, ông Sỹ còn cho hỗ trợ vốn không tính lãi để các anh mua con giống về nuôi. Sau khi trừ chi phí mỗi hộ lãi khoảng 60- 70 triệu đồng/năm.  Đến nay cuộc sống kinh tế của các anh đã dần ổn định, không chỉ thoát nghèo mà còn xây dựng lại nhà cửa khang trang sạch đẹp hơn.

Tìm gặp ông Huỳnh Văn Hưởng ấp Giồng Ông Đông – xã Phú Đông. Ông Hưởng cho biết, trước đây gia đình ông rất khó khăn, nhưng nhờ chăm chỉ, siêng năng, học hỏi kinh nghiệm trồng lúa. Năm 2005, từ số vốn tích góp được sau các vụ mùa, hai vợ chồng ông Hưởng đã tậu được 01 máy xới và máy gặt đập liên hợp về phục vụ gia đình và đi gặt lúa thuê tại địa phương. Nhận thấy có nhiều hộ nông dân trồng lúa gặp khó khăn về kinh phí gặt đập, cứ mỗi độ mùa thu hoạch về, ông Hưởng nhận xới đất,  gặt “nợ” cho các hộ nghèo. Ông tự thuê nhân công nhận cày đất đầu vụ và đến cuối vụ thì dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa cho bà con nông dân .Trung bình mỗi năm, ông gặt khoảng 40ha với chi phí trên 120 triệu đồng. Sau khi hoàn tất vụ mùa, bán lúa xong thì bà con mới trả tiền lại cho ông. Hiện gia đình ông Hưởng trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều hộ nông dân nghèo của xã. 

Với những kết quả đã đạt được từ các mô hình nêu trên đã phát huy tinh thần đoàn kết chăm lo cho người nghèo; khơi dậy và phát huy truyền thống tương thân, tương ái “Thương người như thể thương thân” để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

(MT Nhơn Trạch)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu