Trong hai ngày 31/10 và 01/11/2017, tại khu vực di tích mộ Cự
Thạch Hàng Gòn đã diễn ra Lễ hội vía Ông Đá do Ban quản lý Di tích tỉnh Đồng Nai, chính quyền
và nhân dân địa phương long trọng tổ chức.

Rước Ông từ ngôi mộ cổ lên
miếu thờ
Các nghi thức lễ dâng hương và cúng Ông Đá theo lễ Kỳ yên nhưng
giản lược hơn, được Ban Quý tế Miếu Ông Đá phối hợp thực hiện gồm các lễ thức
trong ngày 31/10 buổi sáng có múa lân, sư rồng rước Ông từ ngôi mộ cổ lên miếu
thờ, lễ tế Linh Thần; buổi chiều khai kinh cầu an, sau đó tổ chức hát bội tuồng
Ngũ Sắc Châu do câu lạc bộ tuồng cổ Long Khánh thực hiện.

Toàn
cảnh hành lễ
Lễ thức ngày 01/11/2017 (nhằm 13/9 Đinh Dậu), buổi sáng ngoài nghi
thức cúng chính sau đó sẽ diễn ra liên hoan các ban nhạc lễ, học trò lễ của các
Ban Quý tế Đình trong Tỉnh tham gia; buổi chiều hát bội với tuồng Mã Phùng Xuân
hội Tam thê, sau đó Viên mãn bế mạc.
Đây là lễ hội thường niên diễn ra tại di tích, nhằm cầu mong mưa
thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Và cũng là dịp để nhân dân địa phương gặp gỡ
trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nuôi dạy con cái, thắt chặt mối quan hệ tình làng
nghĩa xóm thể hiện niềm tin, sự ngưỡng vọng của người dân đối với bậc tiền
nhân… ông Năm Nô - người dân sống lâu năm ở đất Hàng Gòn cho biết: “Từ
lâu đã thành thông lệ rồi, cứ đến tháng 9 âm lịch dân làng tại xã Hàng Gòn tổ
chức lễ cúng Ông Đá theo nghi thức tế lễ truyền thống, mong Ông phù hộ, độ trì
cho dân làng được tai qua, nạn khỏi, làm ăn khắm khá, con cháu trong làng mau
tiến bộ, đất nước mãi hòa bình…”


Mộ Cự thạch Hàng Gòn
Gần đây,
trong các tuyến du lịch của tỉnh Đồng Nai, tuyến Xuân Lộc - Long Khánh đã có
nhiều du khách đến với di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn. Ngoài các giá trị khảo cổ
học, việc khai thác phát triển du lịch tâm linh, tham gia các hoạt động lễ hội,
vui chơi giải trí tại di tích cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng và nếu được sự
đầu tư, quảng bá hợp lý, di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn hứa hẹn sẽ trở thành một
điểm tham quan, nghỉ ngơi và hoạt động văn hóa hấp dẫn cho nhân dân và du
khách, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, phát triển dịch vụ du lịch ở
địa phương cũng như bảo vệ, phát huy các giá trị di sản khảo cổ học độc đáo cho
thế hệ hôm nay và mai sau.