Phong trào này được đổi
tên từ phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống
tốt đời, đẹp đạo”, nhằm phát huy hơn nữa những thành quả đã được đồng bào Công
giáo thực hiện trong những năm qua, đồng thời phù hợp với chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn mới.
Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo”, được
ban hành gồm 08 mục, với các nội dung cụ thể như sau:
1-Đoàn
kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng
cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.
Vận động nhân dân giúp
nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng; thực
hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư; xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ
tầng giao thông nông thôn.
Vận động, hướng dẫn và
hỗ trợ các hộ gia đình đăng ký sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; thực
hành tiết kiệm trong tiêu dùng và sản xuất. Vận động người thân ở xa quê đóng
góp xây dựng quê hương; ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình, dự án và
hỗ trợ từ cộng đồng để giúp các hộ nghèo cải tạo, sửa chữa nhà ở, cải thiện đời
sống.
Ở nông thôn, vận động
nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ tổ chức
liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các
chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả; phát triển kinh tế vườn; kinh tế
trang trại; phát huy nghề truyền thống của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu
sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Ở đô thị, vận động nhân
dân thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch đô thị; phát triển đa dạng hóa
ngành nghề dịch vụ và sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển ngành nghề
truyền thống; vận động nhân dân thực hiện văn minh và đạo đức trong sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, không bán hàng không có xuất xứ theo quy định của pháp luật,
hàng giả, hàng kém chất lượng.
Vận động nhân dân tích
cực tham gia thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
2.Đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền
thống “Đền ơn đáp nghĩa”, tương thân tương ái.
Vận động nhân dân tích
cực thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,
lễ hội; thực hiện ứng xử văn minh; mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc
xây dựng gia đình hành phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn;
cùng với Nhà nước từng bước củng cố, xây dựng và hình thành các trung tâm hoạt
động cộng đồng. Đẩy mạnh và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội
và sức mạnh nội lực để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phối hợp thực hiện phổ
cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tiểu học và trung học cơ sở, giúp đỡ, động viên học
sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vươn lên trong học tập; khuyến khích học
nghề, tích cực xây dựng xã hội học tập và khuyến khích phát triển tài năng.
Vận động nhân dân tập
luyện thể dục, thể thao; chủ động phòng, chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe;
thực hiện sinh sản có trách nhiệm; tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội và các hoạt động “Vì sức khỏe cộng đồng”.
Thường xuyên tổ chức
các hoạt động giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa,
chăm sóc các gia đình chính sách, người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng.
Tích cực tham gia công tác nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ gia đình bị thiên tai,
người bị nhiễm chất độc da cam – dioxin, người già yếu không nơi nương tựa, người
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3.
Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh
quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Vận động nhân dân tích
cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải
sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các
mô hình cổng nhà sân vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng – xanh – sạch – đẹp.
Hướng dẫn để người dân biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia giám
sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Ở nông thôn, vận
động nhân dân trồng cây xanh, bóng mát; quy hoạch vườn, ao, chuồng và các công
trình vệ sinh, nhà tắm đảm bảo mỹ quan và môi trường. Ở đô thị, vận động nhân
dân giữ gìn cảnh quan sạch, đẹp; phân loại và thu gôm rác thải đúng quy định;
xây dựng, bảo vệ công viên, khu vui chơi, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Vận động nhân dân giữ
gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy hiệu
quả các hoạt động tự quản của cộng đồng trong việc giám sát công tác quản lý đất
đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp ở địa phương; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồ dùng tiết
kiệm năng lượng.
4.
Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Vận động nhân dân tích
cực thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật,
tích cực phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an
toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông, vận động
nhân dân cam kết không sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi; không
sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật sai quy định, cam kết không kinh
doanh, chế biến thực phẩm không an toàn; không tàng trữ vật nổ trong gia đình;
thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Phát huy vai trò các tổ
hòa giải, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, tạo
không khí hòa thuận ở khu dân cư.
5.Đoàn
kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tích cực tham gia góp ý với
cán bộ, đảng viên, với chi bộ, chi đoàn, chi hội các đoàn thể trong các cuộc họp
khu dân cư và sinh hoạt đoàn thể; giám sát chính quyền xã, phường trong việc tổ
chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, tổ chức thực hiện các quy định phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tích cực đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng
viên; đấu tranh với các phần tử lợi dụng dân chủ, có hành vi gây rối trật tự xã
hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
6.
Đoàn kết trong đạo đức, lối sống.
Xây dựng gia đình theo
tấm gương đạo đức của gia đình Thánh gia, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền;
biết thương yêu mọi người trong cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.
7.
Đoàn kết trong tinh thần bác ái – yêu thương.
Tham gia ủng hộ các quỹ
từ thiện – nhân đạo; chăm sóc và giúp đỡ đối tượng chính sách, những mảnh đời
còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh, hỗ trợ họ ổn định cuộc sống; trẻ em
khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, những người cô đơn không nơi nương tựa,
những vùng thiên tai bão lụt.
8.
Đoàn kết trong nếp sống đạo.
Tiếp tục thực hiện đường
hướng Thư chung 1980 và chương trình mục vụ hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt
Nam.
Thực hiện Lời Chúa
trong cuộc sống hằng ngày qua việc chăm lo đời sống tinh thần của bản thân và
gia đình, qua việc giữ lề luật đạo Thánh Chúa và của Hội Thánh, tích cực tham
gia vào tổ chức hội đoàn của giáo xứ, giáo họ.
Trên đây là những nội
dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,
sống tốt đời, đẹp đạo”, căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, Ủy
ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam mỗi tỉnh, thành quy định cụ thể các nội dung
thi đua, các địa phương tiến hành tổng kết 5 năm/1 lần. Ủy ban Đoàn kết Công
giáo Việt Nam các cấp biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể là xứ, họ
đạo có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc thực hiện các nội dung thi đua
yêu nước.
(UBĐKCG)