Trong thời gian qua, kinh tế - văn hóa - xã
hội của tỉnh không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
không ngừng được nâng lên, các tầng lớp nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn tỉnh ngày càng hướng mạnh về cơ sở, tổ chức được nhiều phong
trào thi đua thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Các hoạt động
chăm lo đời sống của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là các
đối tượng chính sách, người nghèo được tổ chức thường xuyên và mang lại hiệu
quả thiết thực.
Những
thành tựu trên có sự đóng góp không nhỏ của MTTQ Việt Nam các cấp trong phong trào thi
đua trên địa bàn tỉnh. Trong đó, việc triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thi
đua - Khen thưởng chính là tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào thi đua
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển.
Ngay khi Luật
Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dân thi hành Luật ra đời, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiên cứu áp dụng Luật trong thực hiện
nhiệm vụ được giao; đưa nội dung về Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản
liên quan vào chương trình tập huấn hằng năm cho cán bộ công chức cơ quan và cán
bộ chủ chốt làm công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh; phân công một cán bộ
chuyên trách về công tác thi đua, khen thưởng; cử cán bộ tham gia các lớp tập
huấn về Luật thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức; xây dựng quy chế thi đua,
khen thưởng trong hệ thống Mặt trận hằng năm đều xây dựng kế hoạch, hướng dẫn
và các văn bản liên quan để tổ chức thực hiện các phong trào thi đua... Nhìn
chung, việc tổ chức quán triệt và triển khai Luật Thi đua, Khen thưởng và các
văn bản có liên quan đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thực
hiện một cách nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả.
Vì vậy trong
thời gian qua, nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động đã được tổ hiệu quả
thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Nhiều mô hình mới, cách làm
hay, nhiều gương điển hình tiến tiến đã xuất hiện trên khắp các địa bàn của
tỉnh.
Bên cạnh việc
tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng cũng được Ban Thường trực
Ủy ban MTTQ Việt Nam chú trọng. Trong 13 năm từ khi Luật ra đời, Cơ quan Ủy ban
MTTQ Việt Nam tỉnh đã nhiều lần được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ
thi đua xuất sắc khi; 25 cá nhân thuộc cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được
tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; 130 lượt cán bộ công chức được công
nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; 310 lượt cán bộ công chức được công nhận
danh hiệu Lao động tiên tiến; 60 lượt tập thể được công nhận “Tập thể Lao động
tiên tiến”; 24 lượt tập thể được công nhận “Tập thể lao động xuất sắc”. Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh đã tặng bằng khen cho 877 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong các phong trào thi đua của tỉnh.
Chất lượng hồ
sơ trình các cấp khen thưởng ngày càng được nâng cao, công tác sơ kết, tổng
kết, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc, bình xét, đề nghị khen thưởng được thực hiện
đúng theo quy định của Luật và hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt
được, công tác thi đua khen thưởng vẫn còn tồn tại một số bất cập như việc đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng chưa sâu sắc, căn cơ; phong trào thi đua ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, có nơi còn mang tính hình thức,
công tác phát hiện, dồi dưỡng, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình
tiên tiến chưa
phát huy hiệu quả; chưa quan tâm đúng mực
đến đối tượng là người lao động trực tiếp, người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý.
Để việc áp
dụng Luật được hiệu quả và khắc phục được những hạn chế nêu trên trong thời
gian tới, thiết nghĩ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền Luật Thi đua,
khen thưởng và những văn bản hướng dẫn có liên quan; công tác thi đua, khen
thưởng phải được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm, phối hợp giúp đỡ của các cơ quan, tổ
chức có liên quan; nội dung, mục tiêu phong trào thi đua phải được cụ thể hóa,
phù hợp với thực tế địa phương; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, biểu
dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, nhân tố mới trong các phong trào thi
đua, tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến trao đổi kinh nghiệm, học tập để
nhân rộng ở cơ sở.
Bên cạnh đó,
việc điều chỉnh, sửa đổi một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế phát
sinh trong giai đoạn hiện nay cũng là yêu cầu cấp bách. Cơ quan soạn cần thảo
lắng nghe, ghi nhận, tiếp thu và sửa đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp để Luật
ngày càng gần gũi hơn với hơi thở cuộc sống.
Tố Nga