Đoàn đã được nghe đồng chí Trương Thị
Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Xuân Phú giới thiệu quá trình xây dựng mô
hình tại địa phương. Theo đó, Hội Phụ nữ xã phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ
chăn nuôi Xuân Phú triển khai mô hình nuôi dê Bách Thảo từ năm 2015. Mỗi hộ
tham gia chương trình được cung cấp 01 con dê giống (đã có 04 đợt cấp dê giống
với tổng số 41 con dê cho 40 hộ tham gia chương trình). Sau 02 năm chăn nuôi và
cho sinh sản, đến nay dê giống đã sinh sản 234 dê con.

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Huỳnh Văn Tới đang đặt câu hỏi với HTX dịch vụ Xuân Phú về đầu ra của sản phẩm
Đoàn
đã đi đến tham quan hộ bà Nguyễn Thị Dầm, ấp Bình Xuân 1, xã Xuân Phú. Chỉ từ
01 con dê giống được Hội Phụ nữ xã cung cấp, đến nay bà đã có 08 con dê. Và để
đa dạng vật nuôi, bà đã bán 05 con dê lấy tiền mua 01 con bò giống. Hiện tại
người phụ nữ đơn thân 77 tuổi này đang có 03 con dê và 01 con bò. Kinh tế gia đình
ngày càng được cải thiện từ ngày tham gia chương trình nuôi dê Bách Thảo. Nói về
việc chăm sóc, nuôi dưỡng giống dê Bách Thảo, bà Dầm phấn khởi cho biết: Giống
dê này hiền lành, rất tạp ăn và đặc biệt là dê sinh sản rất nhanh. Vì vậy việc
chăm sóc, nuôi dưỡng dê rất thuận lợi.

Ông Phan Văn Danh, Giám đốc HTX dịch vụ chăn
nuôi Xuân Phú cho biết HTX sẽ bao tiêu đầu ra của sản phẩm.
Sau
chuyến đi thực tế này, Mặt trận huyện Tân Phú và huyện Vĩnh Cửu sẽ nghiên cứu,
phối hợp triển khai đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc Châu ro, xã Phú Lý và đồng
bào dân tộc Châu Mạ, S’Tiêng, xã Tà Lài nuôi dê vượt nghèo nhằm đa dạng hóa các
mô hình kinh tế, giúp người dân cải thiện cuộc sống từ những mô hình phát triển
bền vững.

Giống dê Bách Thảo phù hợp với mô hình giảm nghèo vì dễ nuôi, tạp ăn và mắn đẻ
Kim Dung