Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân,
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đào Ngọc Dung,
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Trần
Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký, Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
Nguyễn Trọng Đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội .
Cùng dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo bộ, ngành Trung
ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam và Sở Lao động, Thương binh và xã
hội các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các tổ chức tôn giáo và đại diện các mô hình
bảo trợ xã hội và dạy nghề tiêu biểu của tôn giáo và đại diện một số Đại sứ
quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Đồng
chí Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch Ủy ban
Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo tình hình các Tôn giáo tham gia hoạt động
trợ giúp xã hội và dạy nghề
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ
trương, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia xã hội
hóa các hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề. Đến nay, cả nước đã có 113 cơ sở
trợ giúp xã hội và 12 trường, trung tâm dạy nghề do các tổ chức tôn giáo thành
lập theo quy định của pháp luật. Các cơ sở này đang chăm sóc, nuôi dưỡng khoảng
6.500 đối tượng (trong đó chủ yếu là trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết
tật, người cao tuổi không nơi nương tựa và hàng nghìn đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn khác). Góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo
dục các đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội, cung cấp người lao động có tay
nghề phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa…tại các địa phương.

Đồng chí Nguyễn
Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát
biểu chỉ đạo Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính
trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận, cảm
ơn, nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực cố gắng của các tập thể, cá nhân trong việc tham gia phát triển hoạt
động bảo trợ xã hội và dạy nghề, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng khối
đại đoàn kêt toàn dân tộc.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội cam kết sẽ luôn
đồng hành cùng các tổ chức tôn giáo trong việc chăm sóc cho những người yếu thế,
để làm cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn được ấm áp hơn. Đồng
thời, đề nghị trong năm 2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam và Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội các tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát và vận dụng đầy đủ các chính
sách của nhà nước đối với các cơ sở bảo trợ xã hội do các tôn giáo quản lý như:
Hỗ trợ tiền ăn; tiền chăm sóc sức khỏe; mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; miễn
giảm học phí đối với các em thuộc diện nghèo và gặp hoàn cảnh khó khăn...Bên
cạnh đó,cần rà soát tình hình đất đai của các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề
hiện nay để hoàn chỉnh hợp thức hóa đầy đủ. Đối với các em nhỏ tại các sở bảo
trợ xã hội cần quan tâm, hướng dẫn qui trình làm giấy khai sinh, giấy đăng ký
tạm trú.
Để ghi nhận những thành tích đóng góp trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và dạy nghề và biểu
dương phong trào trong thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã tặng Bằng khen cho 20 tâp thể
và 27 cá nhân (trong đó, tỉnh Đồng Nai có 01 tập thể (Trường Trung cấp nghề Hòa Bình) và 04 cá nhân).

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng
khen cho các tập thể có thành tích trong lĩnh
vực bảo trợ xã hội và dạy nghề.

Đồng chí Đào Ngọc Dung
trao Bằng khen cho các cá nhân có thành
tích trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và dạy nghề
BAN TG-DT