Tham dự
cuộc họp còn có các đồng
chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ( Phó Chủ tịch Hội đồng); Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước,
(Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng) và đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ
quan Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu tại cuộc
họp
Thủ tướng
đánh giá cao kết quả công tác thi đua, khen thưởng đã đạt được trong năm 2016.
Trong đó cả nước đã phát động nhiều phong trào thi đua thực chất, hiệu quả hơn,
bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với trọng tâm phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước như phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Doanh nghiệp Việt Nam hội
nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại
phía sau”... Nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động tích cực triển khai
các phong trào chung và phát động phong trào riêng, phù hợp với đặc điểm, tình
hình của ngành, địa phương và cơ quan mình. Công tác tuyên truyền có nhiều chuyển
biến, nhất là công tác nhân rộng một số điển hình tiên tiến. Cơ cấu khen hợp lý
hơn theo hướng tăng khen thưởng đột xuất, tăng cường phát hiện, khen thưởng người
lao động trực tiếp, chủ động, kịp thời phát hiện khen thưởng các cá nhân, tập
thể tiêu biểu...
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong
công tác thi đua, khen thưởng. Đó là, một
số nơi còn nặng về hình thức; có trường hợp khen chưa
sát, chưa đúng, chưa tạo động lực khuyến khích, động viên phong trào; Công tác
tuyên truyền về người tốt, việc tốt, cách làm tốt, sáng tạo mới chưa đúng mức, nhiều nơi “đã phát nhưng
chưa động”, hoặc chưa động nhiều.
Thủ tướng
cho rằng, để phong trào thi đua tiếp tục phát triển sâu rộng thì cần phải đa dạng
hình thức tổ chức, có nhiều đổi mới, sáng tạo; tiêu chí và nội dung thi đua rõ
ràng, cụ thể, thiết thực. “Điều đặc biệt, muốn thành công, một kinh nghiệm lớn
là phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể” (Thủ Tướng
khẳng định). Phải
có chương trình đồng bộ trong tôn vinh, nhân rộng, tạo sức lan tỏa toàn xã hội
về gương người tốt, việc tốt, phong trào tốt. Ban Thi đua, khen thưởng các cấp cần phối hợp chặt chẽ và chủ
động cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông. Các cơ quan báo chí cần dành thời lượng cần thiết
vào những “thời điểm vàng” cho việc tuyên truyền các tấm gương người tốt, việc
tốt, các điển hình tiên tiến. Thủ tướng nhấn mạnh: “Người tốt thì họ có lòng tự trọng, không đi xin được
khen mà chính chúng ta phải đến tìm họ để khen, biểu dương kịp thời với hình thức
thích hợp”.
Nội dung các
phong trào thi đua cần bám sát, gắn chặt hơn với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã
hội và xây dựng văn hóa, với thành tích giải quyết các vấn đề lớn, bức xúc, cấp
thiết của xã hội, với những sáng kiến tốt, phục vụ tận tâm người dân, doanh
nghiệp. Thi đua , khen thưởng phải công khai minh bạch kịp thời, chính xác,
đúng người, đúng việc và phải hướng vào công nhân, người sản xuất, lao động trực
tiếp, quan tâm người nghèo, vùng khó khăn. Thi đua, khen thưởng phải gắn với
nâng cao đạo đức, thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ và bảo đảm giá trị nhân
văn của con người.
Năm 2017,
trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng nêu rõ
tinh thần “càng khó khăn thì càng phải thi đua” với mục tiêu là hoàn thành toàn
diện nhiệm vụ, kế hoạch kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất
nước trong năm 2017 tạo tiền đề tốt cho những năm tiếp theo. Các phong trào thi
đua phải có mục tiêu thiết thực, cụ thể, “đừng có hô hào suông mà phải gắn với
thực tiễn cuộc sống”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần làm ngay trong năm 2017 là
phải giải quyết dứt điểm việc phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng và khen thưởng thành tích kháng chiến nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương
binh liệt sĩ. Thủ Tướng chỉ đạo.
Tố Nga