Nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với 14,123 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Quy mô dân số không đồng đều, có 06 dân tộc trên 01 triệu người, 14 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 05 dân tộc dưới 1.000 người (Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo và Si La). Hầu hết các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa và tập trung chủ yếu ở một số tỉnh khu vực miền Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nam bộ. Cùng với việc hoạch định chính sách chung cho cả nước, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, luôn xác định công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam.
g cách
phát triển so với mặt bằng chung của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho 1.673
xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III, với 3.434 xã, phường,
thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho đồng bào, để từng bước nâng cao đời sống phát triển về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vậy, ngày 21/02/2019, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ
thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, với mục đích đẩy mạnh thông
tin tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc,
các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc,
tín ngưỡng tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Quan
điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, xuyên suốt mọi thời kỳ cách
mạng là: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng khẳng định “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa". Có thể tổng kết quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề
dân tộc, đoàn kết dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở những nội dung cơ bản
sau:
- Bình
đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Bình đẳng giữa các
dân tộc là nội dung cốt lõi của chính sách dân tộc. Các dân tộc không phân biệt
đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có địa vị pháp lý
ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội.
Quyền
bình đẳng giữa các dân tộc được ghi nhận với tính chất là một nguyên tắc hiến định
trong Hiến pháp và được thể hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.
Quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi
biểu hiện chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân
tộc… Đồng bào các dân tộc đều được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan
quyền lực Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến
vào các chính sách của Nhà nước.
Quyền
bình đẳng về kinh tế bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc.
Nhà nước có trách nhiệm đầu tư nguồn lực để thúc đẩy việc phát triển kinh tế đối
với các dân tộc có kinh tế chậm phát triển, để cùng đạt trình độ phát triển
chung với các dân tộc khác trong cả nước.
Bình đẳng
về văn hóa, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các
dân tộc, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Các dân tộc có quyền dùng
tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, duy trì nòi giống, phát triển giáo dục
cho đồng bào các dân tộc.
Do phần
lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, nên
bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cho đồng bào các dân tộc thiểu số có
cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ
nhau cùng phát triển chính là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
-
Đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng
Việt Nam
Nhất
quán trong đường lối về đoàn kết dân tộc, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X tiếp tục khẳng định quan điểm bền vững “Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc
và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp
cách mạng nước ta”. Đồng thời, đây cũng luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách, phải
quan tâm thực hiện. Chính sách dân tộc luôn được coi là chính sách quan trọng
trong sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện trên cả phương diện đối nội và
đối ngoại. Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền
thống đoàn kết, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giầu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều phải
có trách nhiệm chăm lo vun đắp, củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
- Các
dân tộc tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển
Hiện
nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở nước ta vẫn còn khoảng
cách khá xa. Kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số còn chậm phát triển,
nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn
lạc hậu, tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước. Chênh lệch
về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng. Chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số còn thấp. Công tác chăm sóc sức khỏe
cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu,
mê tín dị đoan của dân tộc thiểu số có xu hướng phát triển. Bản sắc tốt đẹp
trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hóa của
đồng bào còn thấp. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã coi tương trợ giúp đỡ nhau
cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân
tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các
dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn có trách nhiệm giúp đỡ
các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn hơn. Tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau không phải chỉ giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển
của dân tộc này là điều kiện để cho dân tộc khác cùng phát triển.
- Việc
đầu tư phát triển đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện rõ ở quan điểm chỉ
đạo sau đây:
Phát
triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng
trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết
các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi
dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn
và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Ưu
tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi, trước hết,
tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai
thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững
môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào
các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp
đỡ của các địa phương trong cả nước.
- Công
tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị
Công
tác dân tộc được xác định có vị trí trọng yếu đối với sự phát triển bền vững của
đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, toàn bộ hệ thống chính trị cần
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc
trong tình hình mới, coi việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của
Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc phải phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền, đặc điểm của
từng dân tộc, từng địa phương. Trong tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc cần
có sự phân loại cụ thể để thực hiện có trọng điểm, hiệu quả, dứt điểm, nhất là
đối với những chính sách quan trọng, cấp bách, phù hợp với khả năng tiếp nhận
và sự chuẩn bị ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tóm lại,
nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc là công việc quan trọng, cơ
bản, thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi phải được tiến hành có lộ trình, kiên trì,
nhất quán và không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Các chính sách dân tộc được xây dựng
và ban hành phải là động lực trực tiếp thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết giữa các
dân tộc và phát huy vai trò, tiềm năng thật sự của mỗi dân tộc.
Minh Luân tổng hợp