Công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đạt được nhiều kết quả nội bật, chất lượng, hiệu quả được nâng lên.
|
Đăng ngày: 10-12-2024 04:34
|
|
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
|
Trong năm 2024 Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục chủ động chọn các nội dung, vấn đề có liến quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tổ chức giám sát và phản biện xã hội.
|
Công tác giám sát và phản biện xã hội; tham
gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp
nhằm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ này
được khẳng định trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, đặc
biệt được quy định cụ thể tại Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ
Chính trị (khóa XI).
Đặc biệt thời gian gần đây, Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 về phát
huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là “kim
chỉ nam” để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai các nhiệm vụ phản biện ngày
càng hiệu quả.
Từ năm 2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp đã hiệp thương thống nhất xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện
xã hội mỗi năm, làm rõ hơn vai trò chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của
từng tổ chức thành viên, khắc phục sự trùng lặp về nội dung, thời gian, địa bàn
thực hiện.
Trong năm 2024 Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp
trên địa bàn tỉnh tiếp tục chủ động chọn các nội dung, vấn đề có liến quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; có ảnh hưởng đến đời sống của
nhân dân; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tổ
chức giám sát và phản biện xã hội. Trong thời gian qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
các cấp đã phát huy vai trò của các hội đồng tư vấn, ban tư vấn, tổ tư vấn, Ủy
viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học trong nhiều
lĩnh vực để thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền. Bên cạnh đó Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thường xuyên đánh giá rút
kinh nghiệm về việc lựa chọn nội dung, hình thức phản biện xã hội. Các hoạt
động phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng bước đi vào nền nếp. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp đã tích cực bám sát chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính
quyền các cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những vấn
đề xã hội nổi cộm, bức xúc mà Nhân dân quan tâm, để giám sát và phản biện xã
hội hằng năm.
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh giám sát tại Huyện uỷ Định Quán
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, sự
phối hợp với Thường trực HĐND, UBND và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa
bàn tỉnh. Trong năm 2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức
giám được 212 cuộc (trong đó cấp tỉnh 05 cuộc, cấp huyện 43 cuộc và cấp xã 164
cuộc) với các nội dung như: Hoạt
động đối với các Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026; việc triển khai thực hiện pháp luật về bảo
hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội; công tác quản lý nhà nước đối với việc
phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; vệ
sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; công tác cải cách thủ tục hành chính; công
tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo; việc tổ chức dạy
và học; quản lý, sử dụng cơ sở vật chất; việc thu, quản lý và sử dụng các khoản
thu trong trường học; Công tác quản lý, khai thác và
sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao;
bình xét, xây dựng nhà tình thương, công tác giảm nghèo, quản lý vốn vay giải
ngân và thu hồi nợ; giám sát tình hình triển khai, thực hiện các tuyến đường kiểu mẫu…
Qua giám sát, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã có thông báo kết luận và những
kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế của các đơn vị, địa
phương chịu sự giám sát. Bên cạnh đó còn
phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực và các Ban
Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức 366 cuộc khảo sát, giám sát về 63 nội dung. Qua giám
sát, đã có những kiến nghị, đề xuất cụ thể đối với các đơn vị chịu sự giám sát
và các cơ quan có liên quan; đồng thời kiến nghị các giải pháp thực hiện trong
thời gian tới. Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kiểm sát trực tiếp hoạt
động thi hành án dân sự đối với Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Thống Nhất và Cục
Thi hành án dân sự tỉnh; việc tạm giam, tạm giữ, thi hành án hình sự tại Trại
giam Công an tỉnh.
Trong năm 2024, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn đã tập trung củng
cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân
dân và Ban Giám sát đầu
tư của cộng đồng theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định 59/2023/NĐ-CP
ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện
dân chủ ở cơ sở và Thông tri số 40/TTr-MTTW-BTT ngày 26/3/2024 của Ban Thường
trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hướng dẫn thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động của
Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn (Ban TTND) và Ban Giám sát đầu tư
của cộng đồng (Ban GSĐTCCĐ) đảm bảo theo quy định. Ban
Thanh tra nhân dân đã tổ chức giám sát được 104 cuộc, nội dung giám sát chủ yếu
là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc bình
xét hộ nghèo; các nguồn đóng góp của Nhân dân và các tổ chức; công tác chăm lo
hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng chính sách, cấp phát quà tết cho hộ nghèo... Qua
giám sát, Ban Thanh tra nhân dân đã kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục một số tồn
tại, hạn chế của đơn vị được giám sát; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã tổ
chức giám sát 731 cuộc đối với các công trình, dự án triển khai trên địa bàn
tỉnh. Nhìn chung, các dự án triển khai đúng trình tự thủ tục quy định, phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn, hoàn
thành đúng tiến độ được đưa vào sử dụng kịp thời, phục vụ được yêu cầu chung.
Tuy nhiên, qua giám sát đã phát hiện một số sai phạm nhỏ trong thi công
xây dựng và đã kiến nghị xử lý; các kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm
quyền quyết định đầu tư, nhà thầu, chủ đầu tư xử lý, giải quyết và khắc phục
kịp thời.
Đối với giám sát theo Quy định số
124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong năm 2024, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức thành lập đoàn giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên đối với 06
đồng chí là lãnh đạo, người đứng đầu cấp uỷ và UBND cấp huyện, cấp xã. Xây dựng
kế hoạch giám sát hoạt động đối với 13 đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
thuộc tổ đại biểu đơn vị huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa. Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện,
thành phố đã tổ chức 21 cuộc giám sát việc tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ và trách nhiệm
nêu gương đối với 26 cán bộ lãnh đạo quản lý,
người đứng đầu, 06 tập thể và giám sát việc thực hiện chương trình hành động
của đại biểu HĐND, nhiệm kỳ 2021-2026 tại các huyện Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Long
Thành, Định Quán (05 tổ và 17 đại biểu HĐND cấp huyện). Qua giám sát chưa phát hiện có sai phạm và vi
phạm về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng, cán bộ chủ chốt.
Đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chưa nhận được thông tin phản ánh của người
dân về tổ chức, cá nhân có biểu hiện về lề lối làm việc, lối sống của người cán
bộ, đảng viên sinh hoạt, cư trú trên địa bàn tỉnh.
Về hoạt động phản biện xã hội, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức phản biện xã hội đối với 07 dự thảo
Nghị quyết gồm: quy định chính sách hỗ trợ đối với giáo viên tại các cơ sở giáo
dục công lập; giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và Nghị quyết về bổ sung danh
mục dự án cần thu hồi đất để thực hiện quy trình lựa chọn nhà đầu tư năm 2024
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (lần 1); dự thảo Tờ trình, Nghị quyết về bổ sung
danh mục các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2024 tỉnh
Đồng Nai (lần 4) và dự thảo Tờ trình, Nghị quyết thông qua bổ sung các dự án
thu hồi đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (lần 2); dự thảo Tờ trình, Nghị
quyết danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng
hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng năm
2025 tỉnh Đồng Nai và dự thảo Tờ trình, Nghị quyết danh mục các dự án phải thu
hồi đất, trong đó có dự án thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất năm 2025 trên địa bàn tỉnh; dự thảo Tờ trình, dự thảo Nghị quyết quy định các
tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua phản biện xã hội, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam
tỉnh đã có 62 ý kiến, phản biện đối với các dự thảo Nghị quyết. Trên cơ sở các
ý kiến phản biện của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Các cơ quan chủ
trì soạn thảo đã bổ sung những ý kiến phản biện vào dự thảo Nghị quyết và báo cáo
tiếp thu, giải trình theo quy định. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp
với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với hội đối
với dự thảo Tờ trình, Nghị quyết quy định chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối
với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và xã đã tổ chức 84 Hội nghị phản biện xã
hội đối với dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, xã, phường, thị
trấn về “Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024 về phát triển kinh tế
- xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương” và các dự thảo Nghị quyết trình
kỳ họp HĐND cấp huyện, cấp xã. Qua các hội nghị phản biện xã hội, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các Ban tư vấn Ủy ban MTTQ Việt Nam
cùng cấp đã có các ý kiến phản biện, kiến nghị, đề xuất cơ quan soạn thảo dự
thảo Nghị quyết xem xét, nghiên cứu và bổ sung những ý kiến phản biện phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương, có tính thuyết phục cao vào dự thảo Nghị
quyết để trình Hội đồng nhân dân và Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện, cấp xã xem
xét thông qua.
Về tham gia
góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp tổ chức cho các đại biểu Quốc
hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp xúc cử tri tại các
huyện, thành phố, có 13.076 cử tri tham dự với 934 ý kiến phản ánh, kiến nghị,
có 107 ý kiến thuộc thẩm quyền Trung ương, tỉnh và 827 ý kiến thuộc thẩm quyền
địa phương. Các nội dung phản
ánh chủ yếu như: Công tác bồi thường, giải toả tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác
cát trên sông Đồng Nai; Giáo dục và đào tạo; về bảo đảm an ninh trật tự, an
toàn xã hội; về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.... Đối
với các ý kiến phát biểu của cử tri mang tính chất cá nhân, phản ánh những vấn
đề, nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương; các ý kiến, kiến
nghị đã được các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các địa phương,
các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, huyện, thành phố trực tiếp trả lời, giải
trình và tiếp thu tại buổi tiếp xúc. Những kiến nghị của cử tri thuộc thẩm
quyền của địa phương chưa được trả lời, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có văn bản gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh và
các sở ngành có liên quan để xem xét trả lời cho cử tri theo quy định.
Uỷ ban MTTQ
Việt Nam các xã, phường, thị trấn đã chủ trì phối hợp với Công an cấp xã tổ
chức “Diễn đàn công an xã lắng nghe ý kiến Nhân dân”, kết
quả đã tổ chức 110 diễn đàn với 24.048 lượt người dự,
đóng góp 245 lượt ý kiến với các vấn đề như: xây dựng tinh thần trách nhiệm của
lực lượng công an, phản ánh tình hình an ninh trật tự tại địa phương về công
tác phối hợp giữa lực lượng công an với các ngành liên quan…Đồng thời, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và cấp xã đã phối hợp tổ chức 36 hội
nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân.
Trong năm 2024, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt
Nam tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh chuyển 66 ý kiến, kiến nghị của tri
trước, sau kỳ họp thứ 14 và trước kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá X đến
UBND tỉnh. Qua giám sát cho thấy UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường
trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cụ thể: Có 66/66 ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được trả lời. (Trong
đó, có 57/66 ý kiến, kiến nghị của cử tri được các
cơ quan chức năng giải quyết, cử tri đồng thuận về nội dung trả lời; có 09/66 ý
kiến, kiến nghị của cử tri được các cơ quan chức năng giải quyết nhưng
nội dung cần báo cáo bổ sung hoặc cần tiếp tục quan tâm thực hiện theo tiến độ).
Đến thời điểm này, có thể nhận thấy hoạt động giám sát và phản biện xã
hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ các cấp đã trở thành một hoạt
động thường xuyên, trọng tâm và có tác động thực tế, mang tính đột phá để thực
hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Góp phần vào việc đổi mới
nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong hệ
thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vẫn còn những khó khăn, hạn chế: Mặc dù
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chị thị số 22/CT-TU, ngày 12/01/2023 về phát
huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh Đồng Nai. Tuy
nhiên, một số cấp uỷ chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt
động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Việc
triển khai thực hiện quyết định và các quy chế, quy định của Đảng về giám sát
và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa
phương chưa thường xuyên; Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam một số
địa phương còn lúng túng trong xác định, lựa chọn nội dung giám sát, phản biện xã
hội; chất lượng một số cuộc giám sát, phản biện xã hội chưa cao; việc theo dõi,
đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội chưa được quan
tâm, chú trọng.
(Xuân Tuấn)
|
In nội dung
|
|