Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ được khẳng định trong Hiến pháp 2013, Luật Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015. Hàng năm, căn cứ chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa
phương, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện luôn xác định nội
dung góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ
trọng tâm, phải thực hiện thường xuyên.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Trảng Bom giám sát tại xã Thanh Bình
Xác định rõ vai trò của mình, Ủy ban MTTQ Việt Nam các
cấp trên địa bàn huyện đã phát huy tốt vai trò là “cầu nối” giữa Đảng,
chính quyền với Nhân dân; thường xuyên đổi mới, nâng
cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp Nhân dân; phát huy sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Để thực hiện tốt
công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
trong sạch, vững mạnh; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận các cấp thường xuyên nắm
tình hình Nhân dân, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của Nhân dân thông qua các Hội
nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; qua
tham gia đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân
dân, phối hợp tham gia tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong thời
gian qua MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện công
tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh đạt được
nhiều kết quả, nổi bật như:
- Về công tác bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam huyện, các xã, thị trấn đã thực hiện đảm bảo đúng thời gian, dân
chủ, công khai, đúng pháp luật các nội dung Mặt trận tham gia công tác bầu cử
như: công tác tuyên truyền, giám sát, tổ chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử,
đặc biệt là quy trình hiệp thương 3 lần 5 bước. Với tinh thần và trách nhiệm
cao qua 5 bước hiệp thương, về cơ bản những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
trên địa bàn huyện hiệp thương, giới thiệu đều đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cơ cấu,
thành phần. Kết quả cử tri đi bầu cử đạt
99,91%, bầu đủ số đại biểu HĐND cấp xã, huyện, tỉnh và Quốc hội, đảm bảo thời
gian, theo quy định.
- Về công tác Hội thẩm nhân dân; Trên cơ sở yêu cầu thực tiễn về số lượng thành phần,
cơ cấu theo pháp luật; Tòa án nhân dân huyện và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện
đã trao đổi thống nhất với các tổ chức cơ quan, đơn vị để chọn giới thiệu người
đủ tiêu chuẩn ra ứng cử Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện khóa IV, nhiệm kỳ
2021-2026; thực hiện đúng qui trình các bước theo qui định trước khi trình tại
kỳ họp thứ nhất của HĐND huyện, nhiệm kỳ 2021- 2026. Kết quả đã có 28 vị được
giới thiệu và trúng cử vào Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện khóa IV.
- Về tham gia xây dựng pháp luật: Trong nhiệm kỳ qua, hệ thống Mặt trận huyện đã chủ trì tổ chức
49 hội nghị, với 2.670 đại biểu về dự góp ý dự thảo Luật Đất đai, Luật dân chủ
cơ sở; thực hiện góp ý 08 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, 05 quy chế
hoạt động của các cơ quan, ban chỉ đạo cùng cấp.
- Về tham gia góp ý, kiến nghị: Mặt trận đã lắng
nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, tiếp dân, phối hợp tổ
chức tốt các Hội nghị tiếp xúc cử tri,... Qua đó tập hợp, phản ánh tâm tư nguyện
vọng, ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để các cơ quan chức năng xem
xét, giải quyết. Nhiệm kỳ qua đã tổ chức 1.312 hội nghị, ghi nhận 7.175 lượt ý
kiến; tham gia hòa giải 1.110 vụ (hòa giải thành 834, chuyển cơ quan thẩm quyền
276).
- Về tham gia giám sát và phản biện xã hội; Trong nhiệm kỳ qua, MTTQ Việt Nam huyện và cơ sở đã tổ chức giám sát 248 cuộc với 20 nội dung; tổ chức
14 cuộc phản biện 30 dự thảo Nghị quyết; trong
5 năm qua, Mặt trận từ huyện đến cơ sở đã tổ chức được 89 “diễn đàn góp ý đối
với lực lượng công an” tại huyện và
các địa phương có 6.915 lượt người tham dự, đóng góp 350 ý kiến.
Qua triển khai thực
hiện công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh
trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau:
Một là, đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên. Quan
tâm các biện pháp nâng cao chất lượng cán bộ MTTQ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giám
sát, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hai là, trong xây dựng
kế hoạch hàng năm, cần lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực mà
nhân dân và xã hội đang quan tâm, phù hợp với thực tiễn của địa phương; phản biện
tập trung vào những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi
ích và nghĩa vụ chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tham gia góp ý những
chính sách cụ thể liên quan trực tiếp đến các tầng lớp nhân dân, các dân tộc,
các tôn giáo…
Ba là, Bám sát hướng
dẫn và các quy định, quy chế để triển khai, thực hiện đúng quy trình, đồng thời
vận dụng linh hoạt cách làm phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương
và nội dung lĩnh vực giám sát, phản biện, góp ý. Các ý kiến kiến nghị phải được
chắt lọc, giải pháp đưa ra phải đảm bảo hiệu quả, tính khả thi, đồng thời phải
theo dõi, giám sát việc tiếp thu, thực hiện kiến nghị của cấp ủy, chính quyền
các cấp, các ngành, các đơn vị sau giám sát, phản biện, góp ý.
Để thực hiện công
tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh
hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện xác định
một số giải pháp cơ bản sau:
Một là: Nâng cao năng lực, trách nhiệm của
MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, hướng mạnh hoạt động về cơ sở. Nắm
sát tình hình nhân dân, kịp thời phản ánh với cấp uỷ, chính quyền, đề xuất biện
pháp giải quyết, nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri. Đặc biệt, nỗ lực hơn nữa
trong phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng,
chính quyền với nhân dân; góp ý vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng,
chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hai
là: Tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện việc
thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; đặc biệt đối
với lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đền bù giải tỏa mặt bằng xây dựng các công
trình, dự án, các vấn đề liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân; thực hiện tốt nhiệm
vụ giám sát, vận động Nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; triển
khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân tham gia phòng, chống tham
nhũng” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, góp phần xây dựng Đảng,
chính quyền trọng sạch, vững mạnh.
Ba là: Quan tâm tổ chức giám sát,
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua việc nắm bắt tình hình các
tầng lớp nhân dân, qua đó lựa chọn một số vụ việc phức tạp, bức xúc, giải quyết
kéo dài để nghiên cứu, giám sát và kiến nghị chính quyền các cấp quan tâm giải
quyết; đồng thời giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đối với
các vụ việc mà MTTQ đã kiến nghị, qua đó góp phần xây dựng chính quyền, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Bốn là:
tích cực đề xuất với
cấp ủy các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác Mặt trận, nhất là việc
bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnhcó phẩm chất, bản lĩnh
chính trị và trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của
công tác Mặt trận, nhất là yêu cầu trong công tác giám sát, phản biện xã hội,
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.
(Xuân Tuấn)