Theo đánh giá
của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị trong
10 năm qua phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Đồng Nai đã có sự đổi mới và
phát triển rõ rệt.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi
đua, khen thưởng các cấp, các ngành, các địa phương luôn bám sát chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội
đồng Nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ phát triên kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an nính của địa phương, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Công tác
ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng được
thực hiện kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện đúng theo quy định. Phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh,
toàn diện, rộng khắp trên địa bàn tỉnh với nhiều nội dung hình thức phong phú,
tạo được khí thế thi đua sôi nổi với sự hưởng ứng tích cực nhiệt tình của mọi
tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nổi bật các
phong trào thi đua: "Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”... đã gặt hái được nhiều kết quả khích lệ, thu hút được
sự hưởng ứng tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Phong trào thi đua
trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
quan tâm và đẩy mạnh. Lãnh đạo các doanh nghiệp đã có sự quan tâm, nhận thức
đúng đắn về công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua đã trở thành động
lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp. Hoạt
động cụm, khối thi đua đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào nề
nếp, việc xây dựng quy chế bình xét suy tôn cụm ngày càng chặt chẽ. Một số cụm,
khối tổ chức được các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao, tích cực
tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Công tác khen thưởng đã được nâng cao
về chất lượng. Hiệu quả khen thưởng được nâng lên rõ rệt, kịp thời động viên
các tập thể, cá nhân phẩn đấu đạt thành tích xuất sắc; nhiều nhân tố mới xứng
đáng được khen thưởng. Việc khen thưởng, tuyên dương người lao động trực tiếp,
công nhân, nông dân tiếp tục được quan tâm. Quy trình thẩm định, xử lý hồ sơ đề
nghị khen thưởng ngày càng chặt chẽ, khoa học; công tác khen thưởng chuyên đề
ngày càng nâng cao về chất lượng. Công tác tuyên truyền, tôn vinh các điển hình
tiên tiến, các mô hình mới được đẩy mạnh chỉ đạo, việc đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin cải cách thủ tục hành chính được quan tâm thực hiện góp phần
giải quyết các hồ sơ khen thưởng đảm bảo tiến độ, thời gian quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 34 và
trao Cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động cụm, khối năm 2023
Việc xét khen thưởng, đề nghị khen thưởng cơ bản đã đảm bảo
nguyên tắc, tiêu chuẩn, thành tích đạt được, quy trình thủ tục hồ sơ, đúng đối
tượng, đúng thẩm quyền. Việc khen thưởng đối với tập thể nhỏ, người lao động
trực tiếp, người không giữ chức vụ lãnh đạo là một trong những nội dung quan
trọng trong đối mới công tác thi đua, khen thưởng. Trong 10 năm qua công tác
này đã được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh quan tâm chỉ đạo; Nhiều tập
thể, cá nhân người lao động trực tiếp, các cá nhân có thành tích đột xuất, có hành
động dũng cảm trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh và đầu tranh trấn
áp tội phạm; các tập thể cá nhân ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc
thiểu số đã được đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà
nước. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua các năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đổi mới công tác thi
đua khen thưởng vẫn còn một số hạn chế: Một số cơ quan, đơn vị, địa
phương tổ chức phong trào thi đua còn mang tính hình thức; công tác xây dựng phổ
biến, nhân rộng điển hình tiên tiến còn lúng túng về cách thức thực hiện, chưa
được quan tâm chú trọng nên sức lan tỏa còn hạn chế; việc đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen cấp Nhà nước,
cấp tỉnh đối với người lao động tuy đã được quan tâm nhưng chuyển biến còn chậm,
đặc biệt là khen thưởng cấp Nhà nước…
Trên cơ sở những kết quả đạt
được, để công tác đổi mới công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh thời
gian tới đạt kết quả, các cấp, các ngành khi triển khai các phong trào thi đua
yêu nước cần có sự quan tâm của cấp ủy Đảng chính quyền, thủ trương cơ quan đơn
vị trong lãnh đạo, chỉ đạo nội dung, hình thức thi đua. Chú trọng công tác
tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng tích cực tham gia phong
trào thi đua, trong đó vai trò của Mặt trận, đoàn thể các cấp là hết sức quan
trọng. Tổ chức phong trào thi đua phải khoa học, thiết thực hiệu quả, bảm sát
nhiệm vụ chính trị được giao để đề ra mục tiêu thi đua, xây dựng chương trình,
kế hoạch, phát động, đăng ký và tổ chức thực hiện. Khen thưởng phải kịp thời và
khách quan, động viên khích lệ, những tập thể cá nhân lập được thành tích xuất
sắc, có tính thuyết phục, nêu gương trong cộng đồng để mọi người học tập, làm
theo. Bên cạnh đó, cần áp dụng các hình thức linh hoạt với từng đối tượng, hài
hòa giữa tinh thần và vật chất đi đôi
với việc bố trí nguồn kinh phí thích hợp ở từng ngành, từng cấp, từng cơ sở.
Tố Nga