Đ/c Cao chí Cao Văn Quang UVBTV Tỉnh ủy,
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh kết luận hội nghị
Khẳng định vai trò, vị thế của Mặt trận
Quán triệt
sâu sắc phương châm “Dân chủ - Đoàn kết - Đồng Thuận – Phát triển”, trong nhiệm
kỳ qua, hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội luôn bảo đảm
sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cấp
chính quyền và các sở, ngành liên quan. Vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm
của MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc ngày càng được khẳng định, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát
triển tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ động tham mưu cho Ban thường
vụ Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ công
tác Mặt trận, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo nhiệm vụ công tác Mặt
trận trên địa bàn tỉnh.
Công tác
thông tin, tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, đồng
bào các dân tộc, tôn giáo đi vào chiều sâu, đạt kết quả rõ nét; việc biểu
dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, người có
uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo được quan tâm
tổ chức thực hiện tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Ngày hội Đại
đoàn kết toàn dân tộc (18/11) hàng năm được tổ chức rộng khắp với nhiều hoạt động
phong phú, thực sự là ngày hội của Nhân dân, nhiều khu dân cư vui mừng được đón
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và lãnh đạo tỉnh về tham dự
ngày hội. Từ năm 2018 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã
tham mưu, giới thiệu 81 khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh để lãnh đạo tỉnh
tham dự Ngày hội và tặng quà cho các khu dân cư, 405 cá nhân tiêu biểu với tổng
số tiền 1.241.000.000 đồng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện đã
tham mưu, giới thiệu 534 khu dân cư tiêu biểu để lãnh đạo huyện tham dự Ngày hội
và tặng quà cho các khu dân cư, 2.285 cá nhân tiêu biểu với tổng số tiền
3.812.500.000 đồng.
Các cuộc vận
động và các phong trào thi đua yêu nước, nhất là CVĐ “Toàn dân đoàn kết XDNTM,
đô thị văn minh” đã được triển khai sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm, mang lại
hiệu quả thiết thực, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu
quả, hướng về KDC, huy động được nguồn lực to lớn trong Nhân dân trị giá trên
3.7 tỷ đồng tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phát triển kinh tế - xã
hội. Năm 2019 tỉnh Đồng Nai được công nhận tỉnh hoàn thành xây dựng NTM; 11/11
đơn vị cấp huyện và 120/120 đơn vị cấp xã hoàn thành xây dựng NTM; 37/120 xã đạt
chuẩn NTM nâng cao; 01/120 xã đạt NTM kiểu mẫu. Đến tháng 06/2024 đã có 105/120
xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 27/120 xã đạt NTM kiểu mẫu; 54 khu dân cư kiểu mẫu
và một huyện hoàn thành NTM nâng cao (Xuân Lộc).
Các hoạt động
vì người nghèo, cứu trợ, an sinh xã hội được MTTQ các cấp triển khai có hiệu quả
với nhiều cách làm sáng tạo, huy động cao nhất nguồn lực từ các tổ chức, cá
nhân, các doanh nghiệp, những tấm lòng hảo tâm, nhân văn, nhân ái của cộng đồng
tham gia ủng hộ, xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ Cứu trợ, tặng quà cho các đối
tượng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và các chương trình an sinh xã hội trị
giá 3.714 tỷ; trong đó Quỹ “Vì người nghèo” 03 cấp vận động được 121,6 tỷ đồng;
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình an sinh xã hội trên
3.710 tỷ đồng. Đã xây dựng và sữa chữa 1.396 căn nhà tình thưởng, tổng trị giá
trên 64 tỷ đồng; hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo, hộ khó khăn; hỗ trợ thăm hỏi,
khám chữa bệnh; hỗ trợ học bổng, xe đạp cho trên 80 nghìn học sinh, sinh viên…
tổng trị giá 62 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp còn vận động cán bộ, Nhân
dân tham gia ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên với số
tiền 1,5 tỷ đồng.
Công tác chỉ
đạo, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết
quả tích cực. MTTQ các cấp đã huy động, tiếp nhận, phân bổ kịp thời tiền, hàng
hóa, thiết bị vật tư y tế, các nguồn lực khác trị giá trên 169 tỷ đồng, góp phần
kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
CVĐ “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và phong trào “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” được triển khai và đạt được
kết quả thiết thực. Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát và phản
biện xã hội (PBXH) được tập trung chỉ đạo có nhiều đổi mới, được cấp ủy, chính
quyền và Nhân dân ghi nhận. MTTQ các cấp đã chủ động nắm tình hình để kịp thời
phát hiện, tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp chính quyền chỉ đạo, giải quyết
nhiều vấn đề bức xúc trong Nhân dân.
Công tác
giám sát, PBXH không ngừng được nâng cao về chất lượng, hoạt động có hiệu quả,
nội dung giám sát phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân và đạt được nhiều kết quả
tích cực. Hàng năm, căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã
chủ động đề xuất những nội dung giám sát có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, để cấp
ủy cùng cấp cho ý kiến trước khi thực hiện; Trong nhiệm kỳ, Mặt trận các cấp đã
tổ chức giám sát được 2.393 cuộc; phối hợp thường xuyên, hiệu quả với HĐND,
Đoàn ĐBQH tổ chức giám sát nhiều nội dung trên các lĩnh vực với nhiều hình thức
khác nhau, làm chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tổ chức phản biện xã hội đối với
523 dự thảo Nghị quyết, Đề án, chương trình…qua giám sát, đã có nhiều kiến nghị,
đề nghị khắc phục những tồn tại, hạn chế của đơn vị được giám sát; thông qua phản
biện xã hội cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị quyết, Đề án đã bổ sung những nội
dung phản biện phù hợp, có tính thuyết phục cao vào các dự thảo Nghị quyết, Đề
án, chương trình... Có thể nhận thấy trong nhiệm kỳ qua, hoạt động giám sát, phản
biện xã hội đã trở thành một hoạt động thường xuyên của MTTQ Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội các cấp, mang
tính thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền,
góp phần vào việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam các
cấp trong giai đoạn mới.
Thực hiện
Quy định số 124, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về
giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với
việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt
và cán bộ, đảng viên. Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng
kế hoạch, hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố triển khai thực
hiện đến địa bàn khu dân cư. Kết quả, đã tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân
dân tham gia giám sát được 1.159 cuộc và tổ chức thành lập 27 Đoàn giám sát.
Qua 05 năm thực hiện Quy định số 124, đã tạo được sự chuyển biến, nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong giám sát việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng
viên, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
MTTQ các cấp
đã thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của MTTQ, góp phần vào thành công cuộc bầu
cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất
từ trước tới nay (đạt 99,77%). Việc tổ chức hội nghị ĐBQH và đại biểu HĐND các
cấp tiếp xúc cử tri cũng như việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, theo
dõi việc trả lời của các ngành, các cấp qua từng kỳ họp chất lượng được nâng
cao và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của MTTQ các cấp trong tỉnh.
Công tác phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp trước và sau kỳ họp ngày càng đổi mới cả hình thức và nội
dung; tiếp tục thực hiện luân chuyển tiếp xúc cử tri ở địa bàn khác nhau để đại
biểu có điều kiện tiếp xúc với đông đảo cử tri ở địa phương. Làm tốt vai trò
tham mưu, phối hợp tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với
MTTQ, các đoàn thể CT-XH và Nhân dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, chính quyền các cấp.
Công tác đối
ngoại Nhân dân được quan tâm thực hiện với nhiều nội dung thiết thực. Cùng với
đó, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp có nhiều đổi mới và đi vào
chiều sâu; công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp được quan tâm. Các hoạt động của Mặt trận đã hướng
mạnh về cơ sở, bám sát địa bàn dân cư, có sự kết hợp hoạt động của cán bộ
chuyên trách với các hội đồng tư vấn, chuyên gia, cộng tác viên, làm tăng sức mạnh
của Mặt trận.
Những thành
tích, kết quả đạt được trong nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng cấp ủy,
chính quyền, các tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, tiếp tục
khẳng định vai trò, vị thế của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị.
Bên cạnh những
thành tựu đạt được, MTTQ Việt Nam tỉnh nhận thấy vẫn còn một số hạn chế. Đó là,
công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
của MTTQ Việt Nam cấp cơ sở có nơi còn chưa có sự đổi mới đồng bộ, chưa sát đối
tượng cụ thể để có những hình thức và giải pháp vận động phù hợp trong điều kiện
mới. Việc phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc ở một số nơi chưa được phát huy đúng mức; Một số phong
trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận và các tổ chức chính trị
- xã hội chưa có sự phối hợp kịp thời nhất là ở cơ sở. Việc sơ, tổng kết, đánh
giá, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng, nhân rộng mô hình tiêu biểu từ
phong trào thi đua, cuộc vận động còn chưa kịp thời; Công tác giám sát, phản biện
xã hội ở Mặt trận một số cơ sở còn hạn chế, việc theo dõi việc giải quyết kiến
nghị sau giám sát chưa thường xuyên; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân nhiều
nơi còn hình thức.
Từ đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh rút ra 6 bài học kinh nghiệm:
Một là, quán
triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí
Minh, Hiến pháp năm 2013, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015, xác định rõ vai trò, vị
trí của MTTQ Việt Nam trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng; đó là một trong những nhân tố quyết định
thành công của công tác Mặt trận.
Hai là, chủ
động phối hợp xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp của Đoàn Đại biểu Quốc
hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh cùng thực hiện tốt chương trình phối hợp, thống nhất hành động trong
các tổ chức thành viên là điều kiện quan trọng để Mặt trận hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Ba là, phát
huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của MTTQ Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống
chính trị trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế để MTTQ Việt Nam các
cấp thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, giám sát, phản biện xã hội, tham
gia xây dựng Đảng, Nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố lòng tin và mối quan hệ mật thiết giữa nhân
dân với Đảng, Nhà nước, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, Ủy
ban MTTQ Việt Nam các cấp phải thực sự là địa chỉ tin cậy, là nơi mà các tầng lớp
nhân dân tin tưởng, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng để Mặt trận tiếp thu, nghiên cứu
và phân tích, làm cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, tích cực bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp cho Nhân dân.
Năm là, hệ
thống tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận là nhân tố then chốt có ý
nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác Mặt trận. Do đó, việc đào
tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ chuyên trách của Mặt trận cũng như đầu tư xây
dựng lực lượng cộng tác viên, phát huy vai trò của đội ngũ Ủy viên Ủy ban MTTQ
Việt Nam các cấp, Hội đồng tư vấn, Ban Tư vấn, các chuyên gia trong nghiên cứu,
tham mưu, đóng góp vào việc xây dựng chính sách, pháp luật và triển khai các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa cấp
bách và lâu dài trong công tác Mặt trận. Cán bộ Mặt trận phải nhiệt tình và tâm
huyết với nhiệm vụ, phải được nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Mặt
trận mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới ngày càng cao.
Sáu là, công
tác Mặt trận phải sáng tạo, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động,
bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, phù hợp từng đối tượng và địa bàn;
hướng mạnh về cơ sở, khu dân cư; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng mô
hình tốt, điển hình tiên tiến.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động,
vì mục tiêu xây dựng tỉnh Đồng Nai giàu đẹp, văn minh
Kế thừa truyền
thống của MTTQ Việt Nam, phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới MTTQ
các cấp sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc; động viên, khuyến khích mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, cá nhân, đồng
bào các dân tộc, tôn giáo chung sức, đồng lòng phát huy cao nhất ý chí, tài
năng, sức sáng tạo để xây dựng quê hương Đồng Nai ngày càng phát triển, giàu đẹp
và văn minh.
Tiếp tục đổi
mới, nâng cao hơn nữa chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các CVĐ với
nhiều cách làm mới, hiệu quả hơn, thiết thực hơn nhằm huy động các nguồn lực to
lớn trong xã hội, sức phấn đấu của mỗi người dân cùng với các cấp ủy đảng,
chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Thực hiện tốt
hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân
dân, phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và PBXH, tạo môi trường thuận lợi để
Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp
trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt việc tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của
Nhân dân để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền, giám sát chặt chẽ việc giải quyết
kiến nghị của Nhân dân.
Tiếp tục đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới,
xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp có trình độ, am hiểu thực tiễn, gần dân,
sát dân; phát huy vai trò, trí tuệ, kinh nghiệm các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ, các
tổ chức thành viên, hội đồng tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học, người uy tín
tiêu biểu, cốt cán trong Nhân dân tham gia các hoạt động, công tác Mặt trận, nhất
là hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Khắc sâu lời
Bác dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành
công”, với ý chí quyết tâm “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, MTTQ
các cấp tiếp tục tập hợp rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, khơi dậy niềm tự hào
dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội ngày càng cao, đưa sự nghiệp đại đoàn kết
toàn dân lên tầm cao mới, quyết tâm xây dựng Đồng Nai đến năm 2030 trở thành tỉnh
phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập
cao trong nhóm đầu của cả nước.
Với những kết
quả đã đạt được trong nhiệm kỳ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã vinh dự được Thủ
tướng Chính phủ tặng Bằng khen 5 cá nhân; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng
Cờ đơn vị xuất sắc và xuất sắc toàn diện. Nhiều tập thể, cá nhân được tặng Bằng
khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các bộ, ban, ngành Trung
ương.
Một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ
2024-2029
(1) Hàng năm phấn đấu 100% khu dân cư trên địa bàn tỉnh tổ
chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó, có 98% khu dân cư tổ chức
cả phần lễ và phần hội (tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng: hoạt động thể
thao, văn hóa, văn nghệ, dân vũ…). mỗi khu dân cư có ít nhất 01 công trình hoặc
phần việc tiêu biểu, cụ thể góp phần xây dựng, phục vụ cộng đồng, phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
(2) 100% Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có kế hoạch tổ chức
vận động, phát huy nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội để
góp phần chăm lo đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn
cành khó khăn tại địa phương; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 đạt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra hàng
năm.
(3) Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì tổ chức
giám sát ít nhất 03 nội dung; mỗi huyện, thành phố chủ trì tổ chức giám sát ít
nhất 02 nội dung; mỗi xã, phường, thị trấn chủ trì tổ chức giám sát ít nhất 01
nội dung.
(4) Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức phản biện xã hội ít nhất 04 dự thảo
văn bản; mỗi huyện, thành phố chủ trì phản biện ít nhất 02 dự thảo văn bản; mỗi
xã, phường, thị trấn chủ trì phản biện ít nhất 01 dự thảo văn bản.
(5) Phấn đấu mỗi năm 100% cán bộ Mặt trận cấp xã, Trưởng
Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Mặt
trận. Đến cuối nhiệm kỳ, phấn đấu có ít nhất 95% cán bộ Mặt trận từ tỉnh đến cơ
sở được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
(6) Phấn đấu 100% Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã ứng dụng
Trang Fanpage/Facebook và các mạng xã hội vào công tác tuyên truyền, vận động;
trong đó, có từ 60% các Trang Fanpage/Facebook hoạt động có hiệu quả.
(7) Đến cuối nhiệm kỳ, phấn đấu 100% Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh, cấp huyện và 80% cấp xã thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động.
(Xuân Tuấn)