ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Đồng Nai đề ghị ghi danh Lễ hội Sayangva là di sản quốc gia
Đăng ngày: 17-07-2024 11:12
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Ngày 9/7, Sở Văn hoá – Thể thao & Du lịch tỉnh Đồng Nai cho hay, cơ quan này đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc đề nghị ghi danh Lễ hội Sayangva của người Chơro ở Đồng Nai vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện hồ sơ khoa học về Lễ hội Sayangva đã được Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai xây dựng hoàn chỉnh, trình UBND tỉnh Đồng Nai xem xét.


Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Trong lễ hội, đồng bào Chơro cùng nhau dựng cây nêu và lập bàn thờ cúng Yang (bồ lúa). Ngay từ sáng sớm, bà con đã tề tựu cùng nhau làm những món ăn truyền thống.

dong nai muon ghi danh le hoi sayangva la di san quoc gia hinh 1

Nghi thức cúng thần Lúa trong Lễ hội Sayangva. 

Lễ vật gồm một đùi heo phía chân sau, giữ nguyên đuôi; một nửa con gà nhưng giữ nguyên phần đầu và đĩa đựng một số đồ lòng của con vật như gan, cật, một ít thịt chặt rời. Thầy cúng bày lễ vật phía dưới bàn thờ Nhang cùng với một ổ bánh dày và các loại củ nấu chín. Sau đó, người phụ cúng đem đĩa thịt ra xâu vào hai xiên tre, mỗi xiên tre xâu riêng biệt thịt heo, gà.

dong nai muon ghi danh le hoi sayangva la di san quoc gia hinh 2

Đánh cồng chiêng - hoạt động truyền thống tại lễ hội Sayangva​.

Trước bàn Nhang, các già làng trình dâng phần lúa mới, lễ vật và thành tâm cầu khấn thần linh, tổ tiên, cầu cho mưa thuận, gió hòa, đất nước được bình yên, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, buôn làng ấm no, hạnh phúc. Sau đó, tất cả cùng nhau uống rượu cần và múa hát…

Kết thúc bài cúng của già làng, khi tiếng cồng vang lên, người Chơro bắt đầu buổi tiệc, uống rượu cần, cồng chiêng được tấu lên. Những người đánh vừa đi vừa đánh chung quanh nhà sàn. Tiếng đàn tre, khèn môi hay kèn lúa được nhiều người khảy, thổi để cầu chúc phúc lành cho nhau. Đêm xuống, người Chơro đốt lửa cùng nhau tiếp tục nhảy múa, hát ca. Những người đánh cồng vừa đi quanh đống lửa vừa đánh tấu lên tiếng cồng rộn rã. Giàn chiêng treo được những người phụ nữ đánh tấu lên hòa nhịp trong các điệu múa của các cô gái. Riêng những người già thì ngồi bên chum rượu cần và hát đối - một tục lệ cổ xưa nhất của người Chơro.

Trước kia lễ hội chỉ có đồng bào người Chơro tham dự. Hiện nay, có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng, lễ hội được mở rộng hơn trong cộng đồng và thu hút nhiều người dân tham gia.

Minh Luân 


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu