ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050
Đăng ngày: 04-04-2024 04:42
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Đó là cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 với sự tham dự của 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

COP (Conference of the Parties) là hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Hội nghị được tổ chức thường niên để đánh giá quá trình thực hiện công ước; thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và thông qua các quyết định, nghị định thư về biến đổi khí hậu. Hội nghị COP có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế chung tay bảo vệ trái đất, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị COP26, diễn ra từ ngày 01 đến ngày 12/11/2021 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh với sự tham dự của 197 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu tham dự hội nghị. Tại Hội nghị: Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó khẳng định: “mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Tại hội nghị lần thứ 28 (COP 28) diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 13/12/2023 tại các nước Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa cam kết với thế giới: Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu Net - Zero vào năm 2050.

thu-tuong-21121b.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP26

Đạt được Net Zero cũng giống như đạt được “sự trung hòa về khí hậu”. Đầu tiên và quan trọng nhất là lượng khí thải do con người thải ra (từ các phương tiện và nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch) phải được giảm càng gần 0 càng tốt. Sau đó, các khí nhà kính còn lại cần được cân bằng với một lượng carbon tương đương bị loại bỏ (thông qua các hoạt động như phục hồi rừng hoặc sử dụng công nghệ thu giữ không khí trực tiếp).

Để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, ngày 22/7/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021 – 2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26.

Tại Đồng Nai, sáng ngày 26-3, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị chuyên đề Xu hướng Net Zero của thế giới và định hướng phát triển xanh, bền vững tỉnh Đồng Nai với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, chuyên gia và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-UBND, tỉnh ngày 19/02/2024 phê duyệt Đề án Giảm thiểu khí carbon đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề án huy động nguồn lực và sự tham gia của các ban, ngành liên quan nhằm giúp tỉnh nâng cao năng lực quản lý, đánh giá và theo dõi phát thải khí nhà kính; xây dựng và thực hiện lộ trình giảm phát thải theo sự thống nhất của tỉnh; phát triển và triển khai các chiến lược và dự án giảm thiểu các bon theo chuyên ngành và đa ngành; xác định và kết nối với các đối tác tài chính xanh để đảm bảo đầu tư vào tỉnh và thực hiện các giải pháp tài chính xanh sáng tạo. Đề án được kỳ vọng tạo cơ hội mới cho tỉnh Đồng Nai trong việc phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế số và kinh tế trung tính các bon, đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng bền vững, hướng tới mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 - Net-zero vào năm 2050.

M​M



In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu