C
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Cao Văn Quang (thứ 3 từ phải qua) dự kỳ họp HĐND tỉnh
Trong những
năm qua MTTQ các cấp trong tỉnh đã làm tốt chức năng đoàn kết, tập hợp, vận động
các tầng lớp nhân dân đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân Đồng Nai,
tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, kiên quyết thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI góp phần thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.Trong thời gian qua MTTQ các cấp
trong tỉnh tiếp tục bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy. Chủ động, sáng tạo, đổi mới
nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thông qua đó đã nâng cao nhận
thức về chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước tạo sự thống
nhất đồng thuận trong cả hệ thống chính trị là cơ sở để thực hiện tháng lợi các
nhiệm vụ chính trị của đia phương.
MTTQ các cấp
đã đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đến 100%
cán bộ MTTQ các cấp và các tầng lớp Nhân dân. Tuyên truyền các hoạt động hữu
nghị, hợp tác, đoàn kết với các nước láng giềng; vận động cơ sở tôn giáo trên địa
bàn treo cờ Tổ quốc nhân dịp Lễ, Tết; thường xuyên nắm, phản ánh tình hình Nhân
dân; tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của Nhân dân ngay từ cơ sở, góp
phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt năm 2021 năm diễn
ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2021 – 2026 trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 tác động nặng nề tới đời sống
kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng Cuộc bầu đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã thành
công tốt đẹp với tỷ lệ người tham gia bầu cử đạt trên 99%.
- Thông qua các cuộc vận động các
phong trào do MTTQ chủ trì. Cuộc vân động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới đo thị văn minh”. CVĐ “người VN ưu tiên dùng hàng VN” Phong trào thi đua
đoàn kết sáng tạo đã tạo được sự đồng thuận thống nhất cao, sự đồng lòng vào cuộc
đóng góp công sức xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh tham gia phát triển
KTXH đảm bảo quốc phòng an ninh.
Với phương
châm, lấy sức dân để lo cho dân, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh” do MTTQ chủ trì, phát động đã tạo sức lan tỏa rộng
rãi và được đông đảo quần chúng nhân dân đồng lòng hưởng ứng, ủng hộ, tạo khí
thế thi đua sôi nổi, thiết thực. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn Mặt trận
cơ sở, đoàn thể chính trị - xã hội và các Ban Công tác Mặt trận khu dân cư thực
hiện, lồng ghép nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới vào các hội nghị,
buổi sinh hoạt; duy trì các nhóm nòng cốt trong vận động xây dựng nông thôn mới.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và phát huy phương châm “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới.
Trong năm 2023, đã huy động Nhân dân đóng góp xây dựng đã xây dựng xây dựng 327
căn nhà tình thương, trị giá trên 26 tỷ đồng; sửa chữa 38 căn, trị giá 982 triệu
đồng và các chương trình an sinh xã hội thực hiện trực tiếp tại cộng đồng ước
trên 555 tỷ đồng. Phong trào xã hội hóa giao thông nông thôn đạt được nhiều kết
quả, nhất là qua các đợt ra quân làm công tác dân vận của cả hệ thống chính trị
đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng và tham gia bảo vệ
các công trình giao thông ngay trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông
nông thôn với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Ban vận động ấp, khu
phố đã vận động Nhân dân đóng góp được 47.308.000.000đ và 8.814 ngày công lao động
để làm mới, sửa chữa và nâng cấp 100,7km đường giao thông nông thôn; phát
quang, dọn dẹp 161,3km các tuyến đường; khai thông, nạo vét 86,3km kênh mương;
sửa chữa, xây mới 9,5km cống thoát nước; thu gom 346 tấn rác sinh hoạt; trồng
22.850 cây xanh các loại ; sơn, sửa 18 cổng chào khu phố, ấp, nhà văn hóa; gắn
mới 1.673 bóng đèn đường ; 01 tuyến đường chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời;
lắp đặt 228 camera an ninh; 277 bộ cờ treo và 1.027 trụ cờ trước nhà và duy trì
thắp sáng công cộng các con đường trong khu dân cư. Bên cạnh đó, Uỷ ban MTTQ
các cấp còn tổ chức trao tặng 1.112 suất học bổng, trị giá 1.907.620.000 đồng;
hỗ trợ mua 497 thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 364.095.000 đồng;
hỗ trợ khó khăn đột xuất 39 người, trị giá 204.000.000 đồng; hỗ trợ vốn sản xuất
cho 8 hộ nghèo, trị giá 64.800.000 đồng; hỗ trợ khám chữa bệnh 199 người, trị
giá 17.874.000 đồng; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Thất phủ Cổ Miếu
Biên Hòa trao tặng 4.800 kg gạo, 160 thùng sữa tươi, 160 thùng mì, ước trị giá
135.200.000 đồng; trao 28 tấn gạo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,
trị giá 462.000.000 đồng và 160.000.000 đồng tiền mặt tại 08 cơ sở bảo trợ xã hội;
vận động Quỹ Thiện Tâm tiếp tục hỗ trợ 41 trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch bệnh
Covid-19 (700.000 đồng/tháng/em), trị giá 344.400.000 đồng...,tổng trị giá
13.574.581.000 đồng. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam" thu hút được sự quan tâm, đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân
dân, cộng đồng doanh nghiệp, hằng năm tham mưu tổ chức tốt Lễ Phát động Tháng
cao điểm thực hiện cuộc vận động, góp phần đưa tỷ lệ người Việt Nam dùng hàng
Việt lên 70%.
Với phương
châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ các cấp đã phối hợp tuyên truyền, vận
động xây dựng “Quỹ vì người nghèo” và thực hiện các chương trình an sinh xã hội
đạt nhiều kết quả, tạo dấu ấn tốt đẹp, sâu đậm trong xã hội. Ban Thường trực Ủy
ban MTTQ Việt Nam các cấp đã xây dựng kế hoạch và chủ động triển khai thực hiện,
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tích cực triển khai với nhiều cách làm mới, đa dạng
trong vận động theo hướng vận động sự hỗ trợ trực tiếp của các doanh nghiệp,
các nhà hảo tâm đến với từng địa chỉ cụ thể. Năm 2023, Quỹ “Vì người nghèo” các
cấp đã vận động được hơn 25 tỷ đồng, đã xây dựng, sửa chữa 286 căn nhà tình
thương, trị giá hơn 28 tỷ đồng. Các hình thức hỗ trợ hộ nghèo khác từ Quỹ “Vì
người nghèo” như: Vốn sản xuất, chăn nuôi, tặng quà tết, học bổng giúp hộ nghèo
vươn lên thoát nghèo bền vững… trị giá hơn 13 tỷ đồng; Hỗ trợ tỉnh Nghệ An và
Điện Biên xây dựng nhà tình thương 1,5 tỷ đồng.
- MTTQ các cấp đã triển khai vận động
nhân dân đồng thuận thống nhất trong việc đóng góp ý kiến tham gia xây dựng đảng,
chính quyền trong sạch vững mạnh
MTTQ các cấp
đã phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền, theo hướng chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, tập
trung những vấn đề được Nhân dân và xã hội quan tâm. Trong năm 2023, Ủy ban
MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức giám sát được 278 cuộc (tỉnh 16 cuộc, huyện 68 cuộc,
xã 194 cuộc) với các nội dung như: giám sát chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ,
công chức; việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố; việc phân loại,
xử lý chất thải sinh hoạt; việc tiếp nhận, xử lý nước thải công nghiệp; triển
khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Ban Thường
trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp đã ban hành các thông báo kết luận giám sát,
qua đó có những kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những khó khăn, hạn chế của các
đơn vị, địa phương có liên quan; đồng thời kiến nghị các giải pháp thực hiện
trong thời gian tới.
Phối hợp với
Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam giám sát việc thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành
và giám sát công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù tại Công an tỉnh,
Toà án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Trại giam Xuân Lộc; phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực
và các Ban Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia
860 cuộc khảo sát, giám sát (tỉnh 49 cuộc; huyện 254 và xã 557 cuộc). Cấp tỉnh
đã tổ chức phản biện xã hội đối với 08 dự thảo Nghị quyết trình các kỳ họp Hội
đồng nhân dân tỉnh khoá X năm 2023 gồm: dự thảo Nghị quyết về danh mục các
dự án cần thu hồi đất; dự thảo Nghị quyết về danh mục các dự án có
sử dụng đất trồng lúa; dự thảo Nghị quyết quy định chức danh, chế độ,
chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách, người trực tiếp tham gia
hoạt động và mức khoán kinh phí hỗ trợ hoạt động đối với các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội ở cấp xã, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh; dự thảo Nghị
quyết đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố
Long Khánh (giai đoạn 2); thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất và thị trấn Long
Giao, huyện Cẩm Mỹ; dự thảo Nghị quyết quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến 2050; dự thảo Tờ trình, Nghị quyết hệ số điều chỉnh giá
đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua phản biện xã hội, Ban Thường trực
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có 157 ý kiến, kiến nghị và phản biện đối với các
dự thảo Nghị quyết. Trên cơ sở các ý kiến phản biện của Ban Thường trực Uỷ ban
MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan chủ trì soạn thảo đã bổ sung những ý kiến phản
biện phù hợp vào dự thảo Nghị quyết, còn những nội dung khác đều có báo cáo tiếp
thu, giải trình theo quy định. Cấp huyện và xã đã tổ chức phản biện xã hội đối
với 125 dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện, cấp xã về phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương năm 2023” và các dự
thảo Nghị quyết trình các kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã năm 2023.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và
các huyện, thành phố đã chủ trì tổ chức 38 hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu
Quốc hội đơn vị tỉnh Đồng Nai có 6.658 cử tri tham dự với 350 lượt cử tri tham
gia ý kiến phản ánh, kiến nghị đóng góp 400 nội dung; các vị đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tiếp xúc với cử tri tại các huyện, thành phố với 277 hội nghị, có
19.057 cử tri tham dự với 956 ý kiến được phát biểu với 1.210 nội dung phản
ánh, kiến nghị, đề xuất. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì phối
hợp với Ban Quản lý Dự án Thăng Long (Bộ GTVT) tổ chức 09 hội nghị lấy ý kiến
nhân dân về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
(giai đoạn 1) tại huyện Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú với 1.200 người tham dự
và có 64 lượt ý kiến phản ánh, kiến nghị. Các hội nghị đã được tổ chức dân chủ,
công khai, minh bạch, nhiều ý kiến, đề xuất, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của
người dân tại các xã, thị trấn bị ảnh hưởng đã được tiếp thu, ghi nhận và trả lời.
Có thể khẳng
định. Cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, MTTQ đã phát huy
vai trò nòng cốt của mình trong xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Xây dựng được sự Đồng lòng, Đồng tâm, Đồng sức, Đồng thuận trong nhân dân các
dân tộc tỉnh Đồng Nai cùng một ý trí thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ
XI và Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng
Đồng lòng, đồng
thuận đây là một trong những biểu hiện của nền dân chủ tiến bộ vừa mang tính
truyền thống vừa mang tính hiện đại. Để tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ là
nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận của cả hệ
thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong thời
gian tới MTTQ các cấp cần tập trung vào một số nhiệm trọng tâm như sau:
Một là. MTTQ các cấp và các tổ chức thành
viên thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi mọi
tầng lớp Nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động,
thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.
Hai là. Phát huy vai trò của MTTQ các cấp
trong tập hợp, lắng nghe ý kiến Nhân dân để phản ánh với cấp ủy, chính quyền.
Chủ động phối hợp với chính quyền giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc
ngay từ địa phương cơ sở. Thường xuyên theo dõi, giám sát việc xử lý, giải quyết
kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Ba là. Phát huy vai trò của Nhân dân tích cực
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh; làm tốt vai
trò chủ trì phân công, phối hợp các tổ chức thành viên trong thực hiện giám
sát, phản biện xã hội; chú trọng giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ;
đại biểu dân cử, góp phần làm cho tổ chức đảng và bộ máy chính quyền các cấp thực
sự trong sạch, vững mạnh.
Bốn là. Tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh", “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào thi đua
“Đoàn kết sáng tạo”. Tổ chức thực hiện tốt việc xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”
và chương trình an sinh xã hội. Động viên Nhân dân tích cực tham gia vào công
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Năm là. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
tập trung hướng mạnh về cơ sở, gắn bó thường xuyên, mật thiết với Nhân dân, vì
quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân. Chú trọng việc phối hợp với chính quyền
bằng các quy chế, chương trình, kế hoạch cụ thể để tạo nên sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị. Nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ Mặt trận có tâm huyết, trách nhiệm với công việc; đặc biệt là đội ngũ
cán bộ hoạt động chuyên trách ở cơ sở.
(Xuân Tuấn)