Đến năm 2030:
- Duy
trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người.
Giảm
50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50%
số tỉnh đạt mức sinh thay thế, mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp
cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên
và thanh niên có thai ngoài ý muốn.
- Bảo
vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những
dân tộc có rất ít người.
- Tỷ
số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em
dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỷ
lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.
- Tỷ
lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%;
giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ
mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ
sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.
- Tuổi
thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68
năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được
khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập
trung.
-
Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ
số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam
Á.
- Tỷ
lệ dân số đô thị đạt trên 45%. Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới
hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và
công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.
- 100%
dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất
trên quy mô toàn quốc.
Theo báo cáo, trong năm 2023, toàn tỉnh Đồng Nai đã phấn đấu đạt tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên < 1%. Tỷ số giới tính khi sinh đạt 108 bé trai/100 bé gái. Có khoảng 239 ngàn người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Tăng thêm 15% so với năm 2022 về tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe, trước khi kết hôn so với năm 2022 là10%. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh bẩm sinh phổ biến đạt 63% và 84% tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh. Để đạt được các mục tiêu trên, ngành Dân số sẽ triển khai các hoạt động chủ yếu như truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh; củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; thực hiện đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh…
Minh Thành