ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
10 năm thực hiện Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội của Uỷ ban MTTQ các cấp tỉnh Đồng Nai
Đăng ngày: 21-02-2024 02:20
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Đồng Nai ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo các bước theo quy định, sâu sát cơ sở và kiến nghị qua giám sát ngày càng có chất lượng, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân.
 

Công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhằm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nhiệm vụ này được khẳng định trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, đặc biệt được quy định cụ thể tại Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI).

phản biện qh.jpg
Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Lưu Thị Hà Chủ trì hội nghị phản biện xã hội quy hoạch tỉnh


Ngay sau khi Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị được ban hành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Quy chế, Quy định sâu rộng đến 210 cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và lãnh đạo chủ chốt các cấp; đồng thời tuyên truyền đông đảo cán bộ, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đồng thời tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 801-QĐ/TU ngày 14/10/2014 ban hành Quy định thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hàng năm vào cuối tháng 11, Thường trực Tỉnh uỷ giao Ban Dân vận Tỉnh uỷ chủ trì hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, Đảng đoàn các đoàn thể và Ban Thường vụ tỉnh đoàn, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban cán sự đảng UBND tỉnh họp để trao đổi, thuận luận các nội dung giám sát do Uỷ ban MTTQ và các tổ chức - chính trị xã hội đề xuất, bảo đảm tránh trùng lắp về nội dung, thời gian và đơn vị chịu sự giám sát giữa các cơ quan với nhau. Trên cơ sở nội dung giám sát đã được thống nhất tại cuộc họp; Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổng hợp trình Thường trực Tỉnh uỷ thống nhất để các đơn vị tổ chức thực hiện. Đối với hoạt động phản biện xã hội trên cơ sở báo cáo và đăng ký chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm của UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo Đảng đoàn MTTQ tỉnh chủ động chọn các nội dung dự thảo Nghị quyết có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân trình các kỳ họp Hội đồng trong năm để tổ chức phản biện xã hội.

Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp với HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, xác định rõ các nội dung phối hợp và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi chủ thể. Phối hợp giữa Thường trực HĐND và UBND, được thực hiện thường xuyên, liên tục nhất là chuẩn bị nội dung trình tại các kỳ họp, theo dõi, giám sát thực hiện nghị quyết, giải quyết các vấn đề phát sinh... Qua đó, kịp thời ban hành các chính sách, biện pháp góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Trước khi giám sát tổ chức thu thập nắm thông tin liên quan làm cơ sở cho việc giám sát. Đồng thời, mời HĐND, các Ban HĐND tỉnh và đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, cùng một số sở, ngành tham gia đoàn giám sát do MTTQ chủ trì. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam còn tham gia cùng các Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh- quốc phòng của  địa phương.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, sự phối hợp với Thường trực HĐND, UBND và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức giám sát được 2.406 cuộc trong đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức được 71 cuộc. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như giám sát tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính; việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; về thu hồi, bồi thường, giải tỏa tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; : giám sát chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh; giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố; giám sát việc phân loại, xử lý chất thải sinh hoạt tại Công ty Cổ phần môi trường Sonadezi và giám sát việc tiếp nhận, xử lý nước thải công nghiệp tại Công ty TNHH phát triển Khu công nghiệp Long Bình; giám sát kết quả triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; công tác tiếp công dân, hòa giải và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư các dự án trên địa bàn; công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản... Thông qua hoạt động giám sát, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp đã ban hành các thông báo kết luận giám sát, qua đó có những kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những khó khăn, hạn chế của các đơn vị, địa phương có liên quan; đồng thời kiến nghị các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Cùng với đó, hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận là một biểu hiện sinh động của tư tưởng “quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Là tổ chức duy nhất có điều kiện tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, Mặt trận có lợi thế hơn hẳn so với bất cứ tổ chức nào để thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội. Theo đó, qua 10 năm thực hiện, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức phản biện được 573 dự thảo Nghị quyết của cấp uỷ đảng và Hội đồng nhân dân các cấp trong đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức phản biện được 42 dự thảo Nghị quyết trình các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong đó nổi bật một số dự thảo Nghị quyết như: Dự thảo Nghị quyết về việc quy định chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp (khu phố); dự thảo Nghị quyết quy định chế độ phụ cấp đối với Trưởng các đoàn thể ở ấp (khu phố) và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ nhân dân, Tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Quy định giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 05 năm, giai đoạn 2020 - 2024; dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có sử dụng đất trồng lúa; dự thảo Nghị quyết đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Long Khánh (giai đoạn 2); thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất và thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ; dự thảo Nghị quyết quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; dự thảo Tờ trình, Nghị quyết hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ ý kiến phản biện xã hội, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thẩm tra có thêm nhiều thông tin đa chiều về thực trạng vấn đề cần ban hành chính sách, thực tiễn sống động từ những nhận định, đánh giá phân tích, số liệu cụ thể của các đại biểu tham gia phản biện để tiếp thu, chỉnh sửa các đề án, dự thảo nghị quyết...

Qua giám sát và phản biện xã hội đã những kiến nghị, đề xuất cụ thể đối với các cơ quan được giám sát và phản biện xã hội, các kiến nghị đều được UBND tỉnh và các cơ quan ghi nhận, tiếp thu, giải trình và có văn bản chỉ đạo để tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể - chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc học tập, quán triệt và ban hành văn bản triển khai thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội. Từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai thực hiện đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đến thời điểm này, có thể nhận thấy hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp đã trở thành một hoạt động thường xuyên, trọng tâm và có tác động thực tế, mang tính đột phá để thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền góp phần vào việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số khăn khăn, hạn chế như:

- Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực tế nhìn chung vẫn chưa thực sự bài bản, nhất là ở cơ sở.

- Nhiều đề xuất, kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được chính quyền các cấp quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng.

- Nhiều cơ sở còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giám sát; phản biện xã hội còn ít, chủ yếu mang tính chất góp ý. Có nơi nội dung phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương còn chưa hướng vào những vấn đề kinh tế, xã hội xã hội và nhân dân quan tâm, bức xúc

- Còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm, việc nêu chính kiến của mình còn hạn chế; việc triển khai ở một số nơi nội dung giám sát, đề cương giám sát, kiến nghị sau giám sát không rõ ràng, còn chung chung, chất lượng cuộc giám sát chưa cao.

- Nội dung giám sát, phản biện xã hội rộng, yêu cầu cao trong khi năng lực, trình độ và điều kiện của Ủy ban MTTQ Việt Nam còn hạn chế nhất là cơ sở.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới

1. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ chính trị khoá (XI) và các quyết định, quy chế của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Qua đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng như tuyên truyền sâu rộng để nhân dân biết và phối hợp thực hiện.

2. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua phát huy các hình thức giám sát nhân dân, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của công đồng, động viên đoàn viên, hội viên tăng cường giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là liên quan đến cơ chế, chính sách, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý của chính quyền, sự tham gia của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo sự đồng bộ nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ và sự đồng thuận trong nhân dân.

3. Hàng năm Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình; mỗi năm một đơn vị nên chọn từ 2-3 nội dung để giám sát; nâng cao chất lượng giám sát, đưa ra những kiến nghị khả thi, thiết thực và phù hợp; đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Tăng cường nắm tình hình nhân dân, tiếp thu các ý kiến phản ánh của các tổ chức thành viên và nhân dân để kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền cùng cấp. Chủ động đặt vấn đề phản biện xã hội đối với các cơ quan đơn vị có các chương trình, dự án, chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

4. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có trách nhiệm báo cáo kịp thời kết quả giám sát và phản biện xã hội, các nội dung tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của nhân dân cho cấp uỷ đảng, chính quyền. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc tiếp thu, giải trình và khắc phục những hạn chế, khó khăn của các đơn vị được giám sát.

5. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về giám sát và phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; tiếp tục bố trí, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn sâu, phân tích, đánh giá vấn đề, có tư duy và năng lực tổng hợp, có tinh thần trách nhiệm đối với việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội…đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

 

 

 

(Xuân Tuấn)

 

 

 

 

 

 

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu