- Số ý kiến, kiến
nghị đã được giải trình, thông tin lại với cử tri là 3.965/3.968 ý kiến, kiến
nghị chiếm tỷ lệ 99,9% liên quan đến các nội dung: Tranh chấp đất đai; công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tình hình ô nhiễm môi trường; duy tu, sửa chữa
các tuyến đường giao thông hư hỏng, xuống cấp, không có mương thoát nước; tình
hình quy hoạch các dự án kéo dài; tình hình an ninh trật tự, an toàn giao
thông; việc cấp giấy CNQSDĐ, chuyển mục đích sử dụng đất; giải quyết thủ tục
hành chính;…
- Số ý kiến, kiến
nghị đã được xem xét, giải quyết là 3.729/3.968 ý kiến, kiến nghị chiếm tỷ lệ
94%.
- Số ý kiến, kiến
nghị đang trong quá trình xem xét để giải quyết; ý kiến, kiến nghị cần có thời
gian, lộ trình để tiếp tục thực hiện; ý kiến, kiến nghị đã được giải quyết
nhưng cử tri chưa đồng thuận là 236/3.968 ý kiến, chiếm tỷ lệ 6%.
- Số ý kiến, kiến
nghị chưa trả lời là 03/3.968 ý kiến, kiến nghị (Biên Hoà 02 ý kiến, kiến nghị
thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Biên Hoà và Nhơn Trạch 01 ý kiến,
kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Nhơn Trạch) liên quan đến
các nội dung về xử lý đất công bỏ hoang, tranh chấp đất đai và nâng cấp, sữa chửa
trường học xuống cấp.
Đạt được những
kết quả như trên là được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, sự phối
hợp giữa HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt
Nam các cấp trong hoạt động giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử
tri tại các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đại biểu HĐND
các cấp, trước và sau các kỳ họp HĐND huyện; UBND tỉnh, UBND các huyện, thành
phố đã xác định việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là nhiệm vụ thường
xuyên, trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.
Để giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND các huyện, thành
phố đã quyết liệt trong chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm
vụ này. Ngay sau khi nhận được văn bản của cấp có thẩm quyền chuyển đến, UBND cấp
huyện đã ban hành các văn bản giao các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ quy định
của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chỉ đạo tổ chức kiểm tra thực tế,
xem xét hoặc tham mưu UBND huyện, thành phố biện pháp giải quyết, nội dung trả
lời kiến nghị của cử tri đảm bảo theo quy định của pháp luật; các cơ quan, đơn
vị, địa phương đều chủ động trong việc rà soát, giải quyết các ý kiến, kiến nghị
trong các đợt tiếp xúc cử tri; đồng thời theo dõi, đôn đốc thực hiện kịp thời
giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Tiếp thu, khắc phục
những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt
hơn nữa yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; các sở, ngành và UBND các
huyện, thành phố đã trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị và phản ánh của
người dân đúng trọng tâm, đúng vấn đề cử tri quan tâm, đảm bảo tính pháp lý và
phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó, đã thể hiện trách nhiệm cao trong quá
trình trả lời, giải quyết kiến nghị của cử; nhiều kiến nghị của cử tri đã được
quan tâm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử
tri, tạo đồng thuận trong nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh những
kết quả đạt được việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân
dân vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Còn nhiều ý kiến của cử tri tuy đã được các cơ quan trả lời
nhưng chưa đi thẳng vào nội dung mà cử tri nêu, kiến nghị, chưa rõ trách nhiệm
và thời hạn giải quyết; một số kiến nghị thuộc phạm vị giải quyết của nhiều cơ
quan, nhiều cấp nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời dẫn đến việc giải
quyết kéo dài nhiều năm. Đa số ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến đầu
tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng, giao thông…là những kiến nghị, phản ánh cần
phải có thời gian, nguồn lực, lộ trình cụ thể theo khả nâng ngân sách của địa
phương và cần phải có sự phối hợp của các Bộ ngành Trung ương chất lượng còn hạn
chế nên chưa đáp ứng được mong muốn của cư tri và Nhân dân.
- Việc trả lời,
giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở nhiều cơ quan, đơn
vị còn chung chung, chưa đi vào nội dung cụ thể mà cử tri phản ánh, kiến nghị,
chưa xác định rõ thời gian giải quyết cụ thể; trả lời ý kiến cử tri chậm, có
nhiều đơn vị cấp huyện không thông báo nội dung giải quyết, trả lời đến cử tri;
việc rà soát các ý kiến còn tồn đọng, ý kiến đang nghiên cứu, chờ phương án giải
quyết chưa được thực hiện một cách cụ thể; công tác thông tin, tuyên truyền đến
cử tri về kết quả trả lời, giải quyết ý kiến, kiến nghị nhất là các ý kiến, kiến
nghị cần được thông tin, giải thích để cử tri hiểu, chia sẻ và đồng thuận với
chính quyền còn hạn chế.
- Vẫn còn một số
ít ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh thông tin chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, không
có cơ sở pháp lý. Cá biệt có tình trạng cố tình lợi dụng dân chủ, kiến nghị nhiều
lần về những vấn đề không có cơ sở giải quyết, hoặc đã được cấp có thẩm quyền
giải quyết và trả lời nhưng cử tri vẫn tiếp tục có ý kiến, kiến nghị và khiếu nại
tại các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Một số ý kiến cử tri thuộc trách nhiệm và
thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện nhưng cử tri vẫn kiến nghị
UBND; trong khi đó UBND cấp huyện cũng chưa chủ động trong việc giải
quyết kiến nghị của cử tri dẫn đến cử tri bức xúc, kiến nghị nhiều
lần và kiến nghị vượt cấp.
- Một số ý kiến,
kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của Bộ, ngành Trung ương đến nay
chưa xác định rõ phương án, lộ trình, thời gian giải quyết để thông tin, trả lời
cho cử tri được biết.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế:
- Các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên các
lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện khá nhiều, một số nội
dung kiến nghị tuy đã được trả lời thông qua việc giải quyết đơn, thư nhưng cử
tri vẫn không đồng ý, tiếp tục kiến nghị nhiều lần tại các hội nghị tiếp xúc cử
tri, bên cạnh đó sự hiểu biết và nhận thức về chính sách pháp luật của một số cử
tri chưa đầy đủ nên các phòng, ban chuyên môn của UBND cấp huyện gặp nhiều khó
khăn trong giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; mặc dù đã trả lời nhiều lần
nhưng cử tri vẫn không đồng thuận.
- Quy định của
Nhà nước về chế độ, chính sách, các văn bản Luật thường xuyên thay đổi, một số
quy định mới thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, mặc dù UBND cấp huyện
đã có ý kiến, kiến nghị đối với các ngành, UBND tỉnh; tuy nhiên vẫn chưa có ý
kiến chỉ đạo, dẫn đến việc giải quyết ý kiến cử tri kéo dài, gây bức xúc trong
Nhân dân, dẫn đến nhiều ý kiến của cử tri đã được trả lời nhiều lần mà cử tri vẫn
không đồng thuận (liên quan đến cấp bù chênh lệch giá đất khi nhà nước thu hồi
đất, cấp tái định cư…).
- Việc giải quyết
các vấn đề về phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý rác thải, các quy
định về đất đai, bồi thường, thực hiện chế độ chính sách... cần có thời gian, cần
có nguồn lực đặc biệt là ngân sách…. Trong điều kiện ngân sách của các huyện,
thành phố còn nhiều khó khăn, nguyện vọng, mong muốn của cử tri về đầu tư xây dựng,
nâng cấp cơ sở hạ tầng rất nhiều, nên cần có thời gian và quy trình thực hiện
chặt chẽ, theo thứ tự ưu tiên.
- Các ý kiến,
kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội kinh tế - xã hội; trong khi việc xem xét, giải quyết, trả lời ý kiến của cử
tri chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn (15 ngày) sau khi kết thúc tiếp xúc
cử tri nên chất lượng giải quyết có những hạn chế nhất định, nhất là những
phòng, ban nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị.
- Một số
kiến nghị của cử tri vượt thẩm quyền giải quyết của địa phương, các
sở, ngành cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn trung ương để giải
quyết nhưng thời gian giải quyết chậm, dẫn đến chậm trả lời ý kiến,
kiến nghị của cử tri.
Với những nỗ lực của các cấp Mặt trận trong công tác giám
sát, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc liên quan đến đời sống và sản xuất của nhân
dân được các cấp, ngành trả lời, giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Qua đó, giúp
người dân ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh.
(Xuân Tuấn)