ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh luôn luôn coi trọng, quan tâm phối hợp, làm tốt công tác chủ trì tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Đăng ngày: 13-09-2023 10:14
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã thể hiện rõ nét vai trò trong chủ trì, phối hợp tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
 

​       Txct.jpg

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quản Minh Cường trao đổi ý kiến với cử tri huyện Cẩm Mỹ


       Trong các nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ký quy chế phối hợp với Thường trực HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, trong đó có nội dung phối hợp thực hiện công tác tiếp xúc cử tri. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Thường trực HĐND, UBND các cấp và các cơ quan, tổ chức hữu quan triển khai kế hoạch tiếp xúc cử tri; chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã tổ chức và chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh ở các địa phương. Ngoài ra, phối hợp tham gia tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và báo cáo gửi cấp trên theo quy định.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố trước khi tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri báo cáo Thường trực cấp ủy và phối hợp với Thường trực HĐND, UBND cùng cấp chuẩn bị đầy đủ điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ hội nghị. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn mời đại diện lãnh đạo, cán bộ, cử tri tham dự hội nghị đúng, đủ thành phần; thông báo và đề nghị cử tri chuẩn bị các ý kiến, kiến nghị phù hợp, sát thực tế, ngắn gọn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, thành phố phân công đại diện lãnh đạo chủ trì, đảm bảo việc điều hành hội nghị đúng với kế hoạch đã đặt ra. Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, cán bộ Mặt trận thực hiện việc ghi chép, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri khách quan, chính xác. Kết thúc hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố gửi văn bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh để báo cáo, tổng hợp chung.

Kết quả trong 10 năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các huyện, thành phố đã tổ chức, chủ trì 449 hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh với 54.050 cử tri tham dự. Tổng hợp được 3.509 ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi về Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan (Trong đó ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết Trung ương 1.248 ý kiến, ý kiến thuộc thầm quyền địa phương 2.261 ý kiến). Nhìn chung, công tác tập hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như việc đôn đốc, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện kịp thời đúng quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì tổ chức 12 điểm tiếp xúc cử tri tại 11 đơn vị cấp huyện, thành phố đối với đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Đồng Nai. Có 2.268 cử tri tham dự với 130 lượt cử tri tham gia ý kiến phản ánh, kiến nghị đóng góp 157 nội dung. Các nội dung phản ánh chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ướng gồm: Vấn đề về giá cả, vấn đề về giao thông - xây dựng; về lao động, việc làm; về Y tế, Giáo dục và đào tạo; về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thực thi pháp luật. Đối với các ý kiến phát biểu của cử tri mang tính chất cá nhân, phản ánh những vấn đề, nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương; các ý kiến, kiến nghị đã được các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, huyện, thành phố trực tiếp trả lời, giải trình và tiếp thu tại buổi tiếp xúc. Những kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của địa phương chưa được trả lời, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có văn bản gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở ngành có liên quan để xem xét trả lời cho cử tri theo quy định. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn chủ trì tổ chức cho các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc với cử tri sau kỳ họp thứ 10 tại các huyện, thành phố, có 5.520 cử tri tham dự với 361 ý kiến được phát biểu, có 16 ý kiến thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của cấp tỉnh và 04 ý kiến thuộc thẩm quyền cuả Trung ương. Đối với những góp ý kiến liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm địa phương đã được đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các địa phương và các ngành trong tỉnh trực tiếp giải trình, trả lời và tiếp thu tại buổi tiếp xúc. Đối với những vấn đề chưa được trả lời, giải trình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổng hợp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề về cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh tại huyện Cẩm Mỹ (Cụm 1 gồm 04 huyện và thành phố Long Khánh) và huyện Thống Nhất (Cụm 2 gồm 05 huyện) có 420 cử tri tham dự và đóng góp 27 ý kiến, kiến nghị những nội dung về công tác cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn các huyện và thành phố Long Khánh.

Công tác giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quan tâm. Tại các hội nghị, các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, của tỉnh đã được các cấp, các ngành chức năng nghiêm túc tiếp thu, trả lời kịp thời, đầy đủ. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, trung ương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổng hợp, gửi văn bản đến các cấp, các ngành liên quan. Sau khi nhận được văn bản trả lời, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh đã kịp thời thông tin tới cử tri. Việc làm này được cử tri đánh giá cao. Đối với các ý kiến, kiến nghị chưa được trả lời, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục theo dõi, tổng hợp gửi các cơ quan theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động TXCT còn một số khó khăn, hạn chế như: Một số địa phương, sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam với đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức cho đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc với cử tri có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; tại các hội nghị TXCT, cử tri ít phản ánh, kiến nghị, góp ý những vấn đề chung về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, đất nước và tham gia xây dựng chính sách pháp luật mà chủ yếu phản ánh, kiến nghị những vấn đề của cá nhân, mang tính chất khiếu nại, tố cáo; sự phối hợp giữa MTTQ với chính quyền địa phương và lực lượng an ninh ở cơ sở chưa đảm bảo theo mục đích, yêu cầu của hội nghị tiếp xúc cử tri; cán bộ chủ trì điều hành hội nghị tiếp xúc cử tri có nơi còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về những vấn đề mà cử tri ở địa phương đang quan tâm; nhận thức của một số cử tri, Nhân dân về pháp luật chưa cao, thậm chí có những cử tri có hành vi gây mất an ninh trật tự và phát biểu có lời lẽ xúc phạm đến đại biểu, cán bộ, đảng viên…số lượng cử tri tham dự các hội nghị còn ít, chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức; vẫn còn tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, cử tri “đại diện”. Công tác phối hợp giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri của chính quyền các cấp và các sở, ngành, phòng ban một số địa phương còn chung chung, chưa được kịp thời.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác thông tin, tuyên truyền để cư tri biết đến tham dự các hội nghị chưa được rộng rãi; bên cạnh đó vẫn còn một số đại biểu chưa thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa đại biểu dân cử với cử tri; công tác phân loại các ý kiến kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn chung chung, chưa kịp thời; có những ý kiến, kiến nghị nhiều lần nhưng chậm được xem xét giải quyết; việc giám sát ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri còn hạn chế, chủ yếu là tổng hợp gửi cho Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

(Xuân Tuấn)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu