ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐN của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai
Đăng ngày: 28-08-2023 08:50
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Ngày 04/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1839/QĐ-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2030, giai đoạn I; từ năm 2023 đến năm 2025.

Trong đó, Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND chỉ rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và Nguyên tắc, tiêu chí, định mức và phương pháp tính phân bổ nguồn ngân sách địa phương, cụ thể:

- Về đối tượng áp dụng của Nghị quyết: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị sử dụng kinh phí địa phương để thực hiện Chương trình. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách địa phương của Chương trình.

- Về nguyên tắc phân bổ vốn của Nghị quyết:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

+ Đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện, thành phố có xã, ấp thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù; ưu tiên cho các địa bàn còn khó khăn cơ sở hạ tầng thiết yếu; phân bổ vốn đầu tư Chương trình tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

+ Phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách; mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện kế hoạch hằng năm; tỷ lệ giải ngân và kết quả thực hiện kế hoạch năm trước của từng địa phương, đơn vị.

+ Đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách của Chương trình; tăng cường phân cấp cho cơ sở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, các cấp, các ngành trong triển khai, thực hiện Chương trình trên cơ sở nội dung, định hướng, lĩnh vực cần ưu tiên, phù hợp với đặc thù từng địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, dễ áp dụng, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Về Tiêu chí, định mức và phương pháp tính toán phân bổ vốn từ ngân sách địa phương cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tiêu chí của từng dự án, tiểu dự án thành phần được quy định chi tiết 10 dự án:

+ Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

+ Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

+ Dư án 3: Phát triển nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

+ Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

+ Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

+ Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với những phụ nữ và trẻ em người người dân tộc tiểu số.

+ Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Nguyễn Nga

 ​


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu