Sinh năm
1959, hiện giữ chức vụ Trưởng ban, Ban Công tác Mặt trận khu phố 1, thị trấn Trảng
Bom, huyện Trảng Bom.
Với sự khéo
léo, nhiệt tình trong công tác, bà được bầu làm thành viên Tổ hòa giải Khu phố 1. Bà luôn xác định rõ công tác hòa giải có vai trò rất quan trọng góp phần đem
lại sự yên vui, giữ được tình làng nghĩa xóm trong gia đình và cộng đồng dân cư.
Thự hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở giúp hạn chế các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm thời
gian, tiền bạc của nhân dân và Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, ngăn
ngừa phát sinh các điểm nóng.
Bà Nguyễn Thị Quý (ngoài cùng bên trái) đang thu thập thông tin
để hòa giải mâu thuẫn giữa hai hộ gia đình trên địa bàn Khu phố 1
Trong 10 năm qua,
bà đã cùng Tổ hòa giải tiếp nhận thông tin phản ánh 12 vụ việc mâu thuẫn phát
sinh tại khu dân cư. Các mâu thuẫn chủ yếu phát sinh từ cuộc sống thường ngày
như vệ sinh môi trường, lấn chiếm ranh giới đất đai, mâu thuẫn giữa các thành
viên trong gia đình…
Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ các hộ dân, bà cùng Tổ hòa giải chủ động
nghiên cứu, nắm vững đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của địa
phương có liên quan. Tiếp đó, phối hợp cùng Tổ trưởng
Tổ Nhân dân đến tìm hiểu, xác minh sự việc từ các hộ dân sống xung quanh để có
thêm cơ sở đánh giá, tìm ra hướng giải quyết. Tùy vào tính chất của từng vụ việc để lựa chọn
phương thức hòa giải phù hợp. Đặc biệt, khi có vụ việc phát
sinh, bà luôn vận dụng những phong tục tập quán, những quy ước của Tổ dân phố
khi tiến hành gặp gỡ các bên để hòa giải. Trong quá trình hòa giải, bà luôn phải
lắng nghe từ hai phía để có cái nhìn khách quan nhất về vụ việc. Khi tiếp xúc với
các bên, bà luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích, giải thích có lý, có tình,
luôn thực hiện theo phương châm “Đúng sai phân minh, lý tình trọn vẹn”.
Với
tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tận tâm với công việc, với kiến thức,
kinh nghiệm sống, sự kiên trì, nhẫn nại, bà đã cùng với Tổ hòa giải Khu phố 1 tiến
hành hòa giải thành công các vụ việc phát sinh mâu thuẫn trong
khu dân cư với tỷ lệ đạt 84,6%.
Từ trải nghiệm của
bản thân qua thời gian công tác trong vai trò là hòa giải viên cơ sở, bà chia sẻ
một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác hòa giải ở địa phương, đó là: Bản thân
hòa giải viên phải am hiểu pháp luật, phải nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng
của công tác hòa giải; thường
xuyên tìm hiểu thêm kiến thức pháp luật, nhất là những bộ luật liên quan đến
các sự việc thường gặp; phải xác định được nội dung trọng tâm, tìm ra
nguyên nhân xảy ra tranh chấp để yêu cầu các bên cung cấp thông tin; Tổ hòa giải
cần có sự phối hợp với Tổ trưởng Tổ dân phố và các đoàn thể ở cơ sở để giải quyết
mâu thuẫn; cần lựa chọn nơi hòa giải phù hợp với từng nội dung để tạo
không khí cởi mở, không gây căng thẳng giữa các bên….
Với những đóng góp
trong công tác hòa giải ở cơ sở, bà đã được các cấp, các ngành ghi nhận tặng nhiều
bằng khen, giấy khen, được đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen nhân dịp
tổng kết 10 năm thi hành Luật hòa giải ở cơ sở./.
TĐ