Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng vào quần chúng, tin vào khả năng sáng tạo
vô hạn của quần chúng, vì vậy, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Người
khẳng định: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau
chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không
ra”.
Theo
Người, trước hết, phải am hiểu tường tận về sáng kiến.
Người
giải thích: “Một vấn đề nữa: Chúng ta thường nói đến hai chữ sáng kiến một cách
mênh mông, không thiết thực. Như là phải có tài giỏi đặc biệt mới có sáng kiến.
Nếu ta thử hỏi: sáng kiến là gì? thì chắc nhiều người trả lời không xuôi. Như
thế mà mong cán bộ và đảng viên có sáng kiến thì sao mà có được! Chúng ta phải
nhận rõ: bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần
chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm,
tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng
kiến. Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu,
suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ
thông, rất thiết thực”.
Thứ
hai, ai cũng có thể có sáng kiến nếu hội tụ điều kiện cần và đủ, đó là: “Bất kỳ
ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần
chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất
định làm được những việc có ích cho loài người”.
Thứ
ba, phải lãnh đạo khéo để cán bộ có gan phụ trách, phát huy sáng kiến của cấp
dưới. Người nhắc nhở: “Việc gì cấp trên cũng nhúng vào, cán bộ cũng như một cái
máy, việc gì cũng chờ mệnh lệnh, sinh ra ỷ lại, mất hết sáng kiến”, “Đồng thời
phải ra sức suy nghĩ, tìm tòi, để tăng thêm sáng kiến của mình”.
Thứ tư, phải thực hành và phát huy
dân chủ mà Người gọi đó là “cái “chìa khóa vạn năng”” trong bài viết cùng tên,
viết ngày 25/3/1967 khi Người căn dặn: “Khi họp bàn dân chủ với toàn thể công
nhân, thì anh chị em mỗi người nêu một sáng kiến, chẳng mấy chốc đã giải quyết
nốt cả 2.000 giờ thiếu một cách dễ dàng”(11).
Thứ năm, phải tin dân, trọng dân, an
dân và phải làm gương cho dân: “Đối với nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc
cho dân, Đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu
nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của
dân... Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn
cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết”. Đây chính
là điều căn cốt nhất để phát hiện, cổ vũ và nhân rộng các phong trào thi đua…
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nhà máy Dệt 8-3 (năm 1965). Ảnh nguồn: Internet
Hiện nay, các cấp ủy Đảng, nhà nước, các bộ, ngành,
địa phương rất coi trong việc phát huy sáng kiến, sáng tạo trong các tầng lớp
nhân dân. Việc công nhận, áp dụng và nhân rộng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
trong lao động, học tập, công tác nhằm đem lại năng suất, hiệu quả được thực
hiện ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Thấm nhuẫn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về sáng kiến mới càng thấy ý nghĩa, vai trò của sáng kiến trong tổ chức thành
công các phong trào thi đua cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
TĐ