ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Kỷ nguyên của hiện tượng “ấm lên toàn cầu” đã chấm dứt và kỷ nguyên “nung nóng toàn cầu” đã bắt đầu
Đăng ngày: 31-07-2023 10:52
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Đó cảnh báo mới nhất về tác động kinh khủng của biến đổi khí hậu của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 27/7.
 

Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại khi nắng nóng gay gắt khắp Bắc Bán cầu trong “mùa Hè khắc nghiệt”. Nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên mức bất thường. Chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng 7, nhưng không thấy dấu hiệu nhiệt độ giảm ở nhiều nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, kèm theo đó là các vụ cháy rừng trên khắp Canada và nhiều nước Nam Âu. Các nhà khoa học dự báo, tháng 7 năm nay đang trên đà trở thành tháng nóng nhất trong lịch sử thế giới và có thể là tháng nóng "chưa từng thấy" trong hàng nghìn năm qua.

ch225y-rung-hy-lap-1-171.jpg
Cháy rừng trong nhiều ngày ở Italia đã tàn phá ít nhất 20.234 hecta 

và khiến khoảng 1.000 người phải sơ tán (Ảnh nguồn: Internet)

Ông Antonio Guterres nhấn mạnh: “Điều đó thật đáng sợ. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Kỷ nguyên nóng lên toàn cầu đã kết thúc; thời đại nung nóng toàn cầu đã bắt đầu”. Thật khó thở trong bầu không khí này. Cái nóng không thể chịu nổi, mức độ lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch và thiếu hành động vì khí hậu là không thể chấp nhận được. Các nhà lãnh đạo cần dẫn đầu nỗ lực hành động".

Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas cho biết: "Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến hàng triệu người trong tháng 7, thật không may là thực tế khắc nghiệt của biến đổi khí hậu là điềm báo trước về tương lai. Việc giảm phát thải khí nhà kính đang cấp bách hơn bao giờ hết. Hành động vì khí hậu không phải là điều xa xỉ mà là điều bắt buộc", ông kêu gọi.

Các tác  động cực đoan của biến đổi khí hậu phù hợp với dự báo và hàng loạt cảnh báo của giới khoa học. Tuy nhiên, tốc độ của hiện tượng này đang diễn ra "đáng kinh ngạc". Vì thế, Tổng thư ký Guterres đã nhắc lại lời kêu gọi nhanh chóng hành động sâu rộng, đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như một biện pháp cấp thiết để cứu lấy thế giới.

 TN

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu