ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Một số kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Đồng Nai
Đăng ngày: 06-07-2023 04:21
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh dự ước tăng 4,01% so cùng kỳ năm 2022. Trong mức tăng trưởng chung của tỉnh, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 3,14%; khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,62%; khu vực dịch vụ tăng 6,9%; thuế sản phẩm tăng 2,13%,

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thuận lợi và ổn định: Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) 6 tháng năm 2023 đạt 23.849,6 tỷ đồng, tăng 3,65% so cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 21.794,4 tỷ đồng, tăng 3,67% (trồng trọt tăng 1,59%; chăn nuôi tăng 4,75%). Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 804,5 tỷ đồng, tăng 1,7%; Giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.250,8 tỷ đồng, tăng 4,47% so cùng kỳ. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được duy trì và tăng cường, công tác sử dụng và phát triển rừng; phòng chống cháy rừng mùa khô 2022 - 2023 được tập trung triển khai thực hiện, từ đầu mùa khô đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2022: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14,29%; tổng lượt khách đến tham quan và lưu trú (nội địa và quốc tế) tăng 24%, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 33,6%; doanh thu ngành vận tải tăng trên 31,54%. Chỉ số giá bình quân 5 tháng tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 09 nhóm hàng hoá tăng giá, tăng cao nhất nhóm Giáo dục (+11,48%); có 02 nhóm chỉ số giá giảm là giao thông giảm 3,95%; bưu chính viễn thông giảm 0,35%. Các nhóm còn lại có mức tăng từ 0,31% đến 10,1%.  

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 10,46 tỷ USD, giảm 18,99% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm so cùng kỳ do tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm cùng với các chính sách thắt chặt tiền tệ, sức mua tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều giảm khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm; các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu hụt đơn hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng không thiết yếu như: Sản xuất đồ gỗ, giày da, hàng may mặc....Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 7,8 tỷ USD, giảm 22,87% so với cùng kỳ. Giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh đạt 2,65 tỷ USD.

Tổng thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương dự ước 6 tháng đầu năm so với dự toán giao cụ thể: Thu ngân sách nhà nước trên 28.801,7 tỷ đồng, đạt 47% so với dự toán và bằng 81% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa là: 20.112,75 tỷ đồng, đạt 50% so với dự toán và bằng 87% so với cùng kỳ. (Nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết thì thu nội địa là: 17.758,3 tỷ đồng, đạt 49% so với dự toán và bằng 93% so với cùng kỳ); thu xuất nhập khẩu là 8.689 tỷ đồng, đạt 41% so với dự toán và bằng 70% so với cùng kỳ. Chi cân đối ngân sách địa phương là 7.132 tỷ đồng, đạt 28% so với dự toán và bằng 86% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển (chưa bao gồm chi chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang) là 1.770 tỷ đồng, đạt 18% so với dự toán và bằng 73% so với cùng kỳ; chi thường xuyên là 5.362 tỷ đồng, đạt 37% so với dự toán và bằng 91% so với cùng kỳ.

Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự ước đạt 293.258 tỷ đồng, tăng 1,92% so với đầu năm; tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 356.359 tỷ đồng, tăng 6,97% so với đầu năm (nợ xấu ước chiếm 1,3% trên tổng dư nợ cho vay), trong đó: Tổng dư nợ cho vay ước đạt 354.100 tỷ đồng, tăng 7,01% so đầu năm, gồm: Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 302.900 tỷ đồng, tăng 5,17% so đầu năm; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 51.200 tăng 19,38% so với đầu năm.

Công tác chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài, đăng ký doanh nghiệp và thành lập Hợp tác xã được chú trọng tập trung thực hiện một số kết quả như sau:

+ Giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 (tính đến ngày 15/6/2023) là 1.807,46 tỷ đồng đạt 15,6% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt 27,43% kế hoạch; vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giải ngân đạt 1,4% kế hoạch; vốn ngân sách địa phương giải ngân đạt 18,43% kế hoạch (Ngân sách tỉnh giải ngân đạt 16,85% kế hoạch; Ngân sách huyện đạt 20,71% kế hoạch). Riêng nguồn bội chi (trái phiếu chính quyền địa phương) 1.000 tỷ đồng, Tỉnh đang khẩn trương xây dựng đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để trình Bộ Tài chính phê duyệt đề án làm cơ sở phát hành trái phiếu chính quyền địa phương từ nguồn Bội chi năm 2023 để tạo nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh.

+ Thu hút đầu tư trong nước tính từ đầu năm đến ngày 20/6/2023 (chưa bao gồm các dự án trúng đấu giá, đầu thầu) khoảng 2.288,197 tỷ đồng, gấp 4,18 lần so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 đạt 546,604 tỷ đồng). Trong đó: cấp mới 13 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.538,632 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 15/6/2023, số dự án còn hiệu lực là 1.088 dự án với số vốn hơn 310.266 tỷ đồng.

+ Đến ngày 20/6/2023, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt khoảng 623,21 triệu USD, tăng gần 02 lần so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2022 đạt 321,34 triệu USD), trong đó: cấp mới 33 dự án với tổng vốn đăng ký 108,77 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2022, tăng 10% về vốn đăng ký cấp mới) và 44 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 514,45 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2022, tăng hơn 02 lần về vốn bổ sung). Lũy kế đến ngày 15/6/2023, số dự án còn hiệu lực là 1.588 dự án với số vốn 33,81 tỷ USD.

+ Tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốn đến ngày 15/6/2023 là: 24.791,4 tỷ đồng, bằng 66,11% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 là 37.499,6 tỷ đồng). Trong đó, có 1.743 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 11.546,2 tỷ đồng và 598 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung khoảng 13.245,2 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022, bằng 80,7% về số lượng doanh nghiệp thành lập mới và bằng 91,7% về số vốn thành lập mới.

+ Thành lập mới 11 HTX với số vốn đăng ký là 36,9 tỷ đồng, lĩnh vực đăng ký hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, Vận tải, Vệ sinh môi trường, Thương mại – Dịch vụ. Lũy kế đến ngày 15/6/2023, toàn tỉnh có 484 HTX, Quỹ tín dụng nhân dân và Liên hiệp HTX; trong đó: có 204 HTX nông nghiệp và 01 Liên hiệp HTX, 244 HTX phi nông nghiệp và 35 Quỹ tín dụng nhân dân (TDND).

Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 50.152,23 tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ, đạt 43,23% kế hoạch. Trong đó: vốn khu vực nhà nước đạt 5.300,42 tỷ đồng, tăng 17,74%; vốn khu vực ngoài nhà nước đạt 22.532,57 tỷ đồng, tăng 7,84%; vốn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 22.319,22 tỷ đồng, tăng 11,19% so cùng kỳ.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện kịp thời, 6 tháng đầu năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 40,4 ngàn người; hỗ trợ kết nối việc làm cho cho khoảng 3.000 người lao động lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty TNHH Taekwang MTC; Công ty Hwaseung vina; Công ty TNHH Pousung Việt Nam, Công ty TNHH Pou Phong Việt Nam; tư vấn giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp trên 29,3 ngàn người; chi trên 821,8 tỷ đồng trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề; hỗ trợ học nghề cho 418 người; chi hơn 14,97 tỷ đồng chăm lo, hỗ trợ cho 463 lao động hưởng chính sách hỗ trợ bị chấm dứt hợp đồng lao động 9.528 lao động hưởng chính sách hỗ trợ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; hỗ trợ cho 1093 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay mới với số tiền trên 64 tỷ đồng.

Về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; chuyển đổi số được đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các các ngành, các lĩnh vực, địa phương nhất là Đề án 06 và xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia; đối với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong năm 2022, chỉ số PCI của Đồng Nai đạt 65,67 điểm, xếp hạng 29/63 tỉnh thành, xếp hạng khá; chỉ số PAPI đứng ở nhóm tỉnh có chỉ số trung bình thấp với tổng điểm đạt được là 41,26; chỉ số PAR Index đứng ở vị trí 51/63 tỉnh, thành phố.

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực và hiệu quả. Thông tin, truyền thông được tăng cường, nhất là truyền thông các chính sách của Trung ương và của Tỉnh về hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh; chú trọng đấu tranh phản bác, ngăn chặn thông tin xấu, độc và xử nghiêm các sai phạm.

Hà Phương​

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu