ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Thực hiện tốt các chính sách dân tộc cho học sinh, sinh viên là dân tộc thiểu số
Đăng ngày: 29-05-2023 09:21
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo trong tỉnh nói chung và đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng.

​​

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 170/170 đơn vị cấp xã và 11/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; Duy trì kết quả 100% đơn vị cấp xã và cấp huyện đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chất lượng phát triển giáo dục vùng DTTS theo chương trình chung quốc gia được chú trọng; Cơ sở vật chất trường, lớp kiên cố, sạch đẹp, trang thiết bị dạy học được tăng cường, đáp ứng nhu cầu dạy của giáo viên và học tập, rèn luyện của học sinh. 

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, tỉnh Đồng Nai hiện có trên 45.000 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đang theo học ở các cấp học, trong đó có 6.030 trẻ là người dân tộc thiểu số (DTTS) đến trường mầm non, chiếm 90,06% trên tổng số trẻ DTTS từ 3 đến 6 tuổi; 20.743 học sinh DTTS học tiểu học, chiếm 100% học sinh DTTS đủ tuổi đi học tiểu học; 10.847 học sinh DTTS học tr​​ung học cơ sở, chiếm 100% học sinh DTTS đến tuổi học trung học cơ sở; 5.590 học sinh DTTS học trung học phổ thông và có gần 2000 sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong và ngoài tỉnh. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo đối với con em đồng bào DTTS, đến nay toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các chính sách ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, cụ thể như sau:

-Chính sách đối với học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT): Toàn tỉnh có 03 trường PTDTNT, hàng năm đào tạo khoảng 1100 học sinh DTTS. Các chế độ hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính và Bộ GDĐT; Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai Ban hành Quy định nội dung chi và mức chi đặc thù của ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai quy định vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thuộc diện tuyển sinh vào các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để làm căn cứ tuyển sinh học sinh DTTS vào các trường PTDTNT. Từ năm 2023, thực hiện theo Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23-02-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú... Theo đó, học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được miễn học phí; chỗ ở nội trú; cấp hiện vật đồ dùng cá nhân; tiền tàu xe; hỗ trợ học phẩm,…. học sinh các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được hỗ trợ tiền ăn với mức hỗ trợ là 100% mức lương tối thiểu hiện hành/học sinh/tháng (thực hiện trên cơ sở thực học, ăn, ở tại trường theo quy định) cao hơn 20% so với quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GDĐT (mức quy định theo Thông tư là 80% mức lương tối thiểu hiện hành/học sinh/tháng).

-Chính sách hỗ trợ Tết Nguyên Đán cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện hàng năm theo Quyết định của UBND tỉnh. Mỗi năm có trên 2000 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được UBND tinh Đồng Nai hỗ trợ tiền Tết nguyên đán.

-Triển khai Chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên DTTS: theo Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và khoản 1 Điều 1 Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng được hỗ trợ vay vốn sinh viên. Mức vốn cho vay tối đa  là 4.000.000 đồng/tháng/HSSV (Khoản 2 Điều 1 Quyết định 05). Hiện tại, dư nợ chương trình vay vốn sinh viên giai đoạn (2016 – 2021): 227 em với số tiền 7.020,65 triệu đồng; năm 2022 có 351 sinh viên DTTS được hỗ trợ vay vốn với tổng số tiền là 4,969 tỷ đồng. Chương trình cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để học tập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một trong những đòn bẩy thúc đẩy ý thức học tập của các học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, không những giúp cho HSSV vượt qua những khó khăn trước mắt mà còn trang bị cho các em những nhận thức về cuộc sống, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.

-Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Tỉnh Đồng Nai đã ban hành Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, công tác đào tạo nghề được đổi mới rõ nét, chuyển từ đào tạo nghề có trình độ thấp sang đào tạo nghề có trình độ cao, gắn chặt đào tạo nghề với giải quyết việc làm, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu chung của thị trường lao động. Giai đoạn 2016 – 2020, các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.736 sinh viên dân tộc thiểu số. Việc phát triển các mô hình trường dạy nghề gắn với các doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu thị trường; ưu tiên đào tạo lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS tại chỗ và DTTS ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS.

-Chương trình cấp phát báo - tạp chí: Thực hiện theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 – 2021; Kế hoạch số 8033/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện cấp phát 19 loại ấn phẩm, báo, tạp chí cho các đối tượng thụ hưởng (UBND cấp xã, các trường Tiểu học, THCS, THPT) tại các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú trên địa bản tỉnh.

-Chính sách hỗ trợ Thẻ Bảo hiểm y tế: thực hiện Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND  của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025.  Theo đó, người dân tộc thiểu số có nơi thường trú/nơi tạm trú tại các xã khu vực I; người từ 70 đến 79 tuổi có nơi thường trú/nơi tạm trú tại các xã khu vực I; Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục có trụ sở đặt tại các xã khu vực I tỉnh Đồng Nai theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Mức đóng thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 08/07/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai. Đến thời điểm tháng 2/2023 tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ 37.013 thẻ Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

-Chính sách xét tuyển và đào tạo tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Đồng Nai, đến nay đã chiêu sinh và đào tạo 210 học sinh là con em đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Trong công tác đào tạo, nhà trường luôn chú trọng đưa chương trình đặc thù nhằm giáo dục về việc giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc cho học sinh.

Từ công tác giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. Đến nay, số lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp là 235 người; viên chức khối sự nghiệp: 1.503 người; đảng viên người dân tộc thiểu số là 1.425 người; Tổng số giáo viên người dân tộc thiểu số từ tiểu học trở lên có 288 giáo viên; Đội ngũ bác sỹ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số thuộc lĩnh vực y tế là 76 người, trong đó có 09 bác sỹ. Hiện nay đời sống của người dân vùng DTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn; một số gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình dẫn đến chất lượng giáo dục vùng DTTS so với vùng thuận lợi còn có những khoảng cách nhất định. Sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền là nguồn động viên lớn với học sinh, sinh viên DTTS yên tâm học tập. Đồng thời việc thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm quyền học tập cho học sinh DTTS là điều kiện giúp ngành giáo dục hoàn thành nhiệm vụ phát triển giáo dục trên toàn 

Nguyễn Nga

 


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu