Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Lưu Thị Hà chủ trì hội nghị phản biện xã hội
Theo đó, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm
túc Chỉ thị số 18-CT/TW và Chỉ thị này đến
cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác
giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 801-QĐ/TU ngày 14/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Kịp thời thông tin về hoạt động của tổ chức
đảng, chính quyền các cấp, nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có
tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân; về đạo đức, lối sống, trách
nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Các cấp ủy đảng, chính quyền cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức hoạt động
giám sát và phản biện xã hội. Hàng năm, Ban Thường vụ cấp ủy cho ý kiến về
chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị-xã hội cùng cấp; đồng thời chỉ đạo việc khẩn
trương, nghiêm túc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội. Người
đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội; xác định
đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, một giải pháp căn bản
để thực hiện hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Xác định rõ thẩm quyền,
trách nhiệm của chủ thể giám sát, phản biện xã hội; nội dung, hình thức, quy
trình, thủ tục tiến hành; trách nhiệm trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát. Bảo đảm kinh phí cho Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt công tác
giám sát, phản biện xã hội.
Chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị-xã hội giám sát, phản biện xã
hội đối với những công trình, dự án có tác động, ảnh hưởng đến các mặt đời sống
của nhân dân trên địa bàn tỉnh; những dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, Nghị quyết, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương có ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Về
hoạt động giám sát, cần nghiên cứu lựa chọn nội dung, đối tượng giám sát phù hợp với tình
hình thực tế, tập trung vào những vấn đề, vụ việc đang được quan tâm, chú ý; thường
xuyên đôn đốc thực hiện và theo dõi kết quả giải quyết các đề xuất, kiến nghị
sau giám sát. Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị
của cử tri và nhân dân; việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên theo Quy định số 12-QĐ/TU ngày 24/4/2018 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy.
Về
hoạt động phản biện xã hội, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên nắm
thông tin về các chủ trương, chính sách dự kiến được ban hành và lựa chọn các
chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn
viên, hội viên và nhân dân để đề xuất cấp ủy cho chủ trương tổ chức phản biện
xã hội; phát huy vai trò của các hội đồng tư vấn, ban tư vấn, các chuyên gia,
các nhà khoa học, những người nắm chắc kiến thức, am hiểu sâu về các lĩnh vực
có liên quan để tổ chức phản biện đạt hiệu quả cao.
Các huyện ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán
sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc tỉnh tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ
thị; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
được giao.
Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ban
cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị-xã hội tỉnh và Ban Thường vụ tỉnh đoàn triển khai thực hiện có
hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội.
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn
các tổ chức chính trị-xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, các tổ chức thành viên
có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo việc hiệp thương thống nhất để cụ thể hoá, xây dựng
và thực hiện các kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền.
Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện,
kịp thời đề xuất việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết những vấn đề mới
phát sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
(Xuân Tuấn)