ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Hồi giáo với "lẽ sống tốt đạo, đẹp đời"
Đăng ngày: 09-01-2023 10:34
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Đồng bào Chăm ở nước ta có đời sống tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo rất đặc trưng. Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo (hay còn gọi là đạo Islam). Ở đâu có ấp của người Chăm, ở đó có Thánh đường. Tất cả họ đều hướng về ngôi thánh đường ấy để cầu nguyện mỗi ngày.

 1.jpg

Ông Vũ Đình Trung (bên trái) thăm, hỏi động viên các vị Ban Giáo cả Thánh đường Hồi giáo xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc

Người Chăm không chỉ thể hiện niềm tin, sự biết ơn, lòng thành kính dành cho đấng tối cao Allah, từ khi trở thành một dân tộc chính thức trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cộng đồng Chăm theo Hồi giáo đã luôn gắn bó và thể hiện bổn phận thiêng liêng của người công dân luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với quê hương, Tổ quốc, có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác an sinh xã hội, góp phần khẳng định và tạo ra sức lan tỏa phương châm sống “tốt đạo, đẹp đời”. Đời sống tín ngưỡng được bao thế hệ đồng bào Chăm giữ gìn và phát huy. Dường như trong cuộc sống, tất cả mọi hành động, suy nghĩ của người Chăm nơi đây đều mang hơi thở của đạo Islam và hướng tới Thượng đế Allah.​

CHAM.jpg 
 

Người Chăm ở Đồng Nai là một bộ phận của người Chăm Nam bộ, đa số có nguồn gốc từ Campuchia, An Giang, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh cư trú tại Xuân Hưng,huyện Xuân Lộc từ năm 1972 (do chính sách gom dân của chính quyền Sài Gòn). Một số khác đến cư trú sau năm 1975. Cộng đồng người Chăm ở Bình Sơn,huyện Long Thành định cư từ năm 1975 (có nguồn gốc từ Châu Đốc- An Giang), trong đó có khoảng hơn 10 hộ đến Bình Sơn từ những năm 1949. Tôn giáo người Chăm ở Đồng Nai là đạo Islam (Hồi giáo). Kinh tế của người Chăm chủ yếu làm nông nghiệp. Người Chăm trước đây làm nghề rừng, công nhân cao su, chặt cây đốt than củi là chính. Sau này khi cây rừng đã cạn, đại bộ phận chuyển sang làm ruộng, trồng lúa, khoai, đậu... Hiện nay đa số sống bằng nghề nông và làm công ty tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh... Một số ít buôn bán, đi làm mướn, thợ thủ công, nội trợ và nghề tự do buôn bán dạo. Ngoài làm nông nghiệp, công nhân cao su, người Chăm còn chăn nuôi trâu, bò, gà vịt và đào ao nuôi cá... (Người Chăm theo đạo Islam, họ cho con heo là động vật dơ bẩn nên tuyệt đối không chăn nuôi heo). 

Hiện nay người Chăm​ Đồng Nai có gần 450 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu người Chăm, sống tập trung đông tại 02 xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) và xã Bình Sơn (huyện Long Thành). Trong những năm qua, được sự tuyên truyền, hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, người Chăm nơi đây đã có sự thay đổi cách nghĩ, cách làm và đã có cuộc sống ổn định, nhà ở, đường giao thông nông thôn, hệ thống nước sạch sinh hoạt … được đầu tư, nâng cấp. Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, 100% hộ dân đều có điện sản xuất và nước sạch sinh hoạt. Người Chăm​ nơi đây tự do tâm linh và tín ngưỡng tôn giáo của mình và họ luôn sống 'tốt đạo, đẹp đời". 

Minh Luân 

  


In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu