ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Đề án tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí giai đoạn 2023-2025
Đăng ngày: 15-11-2022 05:11
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023-2025. Hội nghị kết nối trực tuyến với 51 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bà Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - đồng chủ trì hội thảo tại điểm cầu trung tâm. Tại điểm cầu tỉnh Đồng Nai do ông Nguyễn Văn Khang – Trưởng Ban Dân tộc chủ trì cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy và cán bộ, công chức các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc cùng tham dự.


Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo: Thứ trưởng/Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh: Để thực hiện có hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia thì cần phải tăng cường, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Các ấn phẩm báo, tạp chí với ưu điểm và lợi thế vượt trội sẽ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, định hướng dư luận xã hội, để đưa thông tin đến đúng đối tượng kịp thời, chính xác, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, vì lợi ích của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vì vậy việc thực hiện chính sách Tiếp tục “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS &MN, vùng ĐBKK” giai đoạn 2022 - 2025 là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa quan trọng đó, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, nêu lên những khó khăn, vướng mắc; đưa ra sáng kiến, giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Phát biểu tóm tắt nội dung dự thảo Đề án bà Hoàng Thị Lề, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền-Ủy ban Dân tộc đã tập trung đánh giá một số nội dung, như việc ngoài đổi mới về nội dung, bổ sung đối tượng hưởng thụ các ấn phẩm báo, tạp chí, đề án còn đề cập đến đổi mới hình thức cung cấp thông tin, trong đó có việc xây dựng App chuyên trang điện tử dân tộc thiểu số và miền núi. Hội thảo cũng đã được nghe 16 ý kiến phát biểu thảo luận của đại biểu các bộ, ngành trung ương và đại biểu các tỉnh/thành phố tập trung vào các nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện cấp báo, tạp chí theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiếu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019-2021. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về sự cần thiết xây dựng Đề án nhằm thông tin, tuyên truyền có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về chính sách dân tộc và tôn giáo, về đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS &MN, vùng ĐBKK.

Kết thúc Hội thảo Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu bộ, ngành trung ương và địa phương để dự thảo đề án theo hướng đổi mới nội dung, hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng ĐBKK. Dự kiến thời gian trình Chính phủ thông qua Đề án được thực hiện trong tháng 12/2022.


 
Đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Đồng Nai​ 

Tỉnh Đồng Nai, qua 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg (2019-2021) đã cấp phát cho đối tượng thụ hưởng 19 loại báo, tạp chí với tổng số 409.192 tờ. Nội dung các ấn phẩm đa dạng, phong phú, nhiều lĩnh vực phù hợp với nhiều đối tượng vùng DTTS, đã góp phần giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, từng bước phát triển kinh tế xã hội, tự vươn lên thoát nghèo, giữ vững an ninh chính trị tại địa phương, xây dựng đời sống văn h​óa mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, việc cấp báo, tạp chí còn một số hạn chế như: tình trạng nhận trễ báo, tạp chí còn diễn ra; cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện không được thụ hưởng các loại ấn phẩm nên việc theo dõi đánh giá chất lượng nội dung, hình thức tin, bài của các báo, tạp chí còn gặp khó khăn.​

Nguyễn Nga​



In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu