ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Lịch tre và lễ Khai hạ trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đăng ngày: 09-11-2022 04:37
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
Lịch tre dân tộc Mường và Lễ hội truyền thống Khai Hạ người Mường của tỉnh Hòa Bình đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 

Ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nêu rõ, Hòa Bình là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình" nổi tiếng.

Lịch tre và lễ Khai hạ trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - 1 
 


Lễ hội Khai hạ của người Mường tỉnh Hòa Bình 


Hai di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hòa Bình gồm: Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường và Lễ hội truyền thống Khai Hạ của người Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia. Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa..., là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời, lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn của tỉnh Hòa Bình: Bi, Vang, Thàng, Động.

Lịch tre và lễ Khai hạ trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - 2 


Lịch tre của dân tộc Mường được người dân lưu giữ, sử dụng hàng trăm năm nay 


Đối với Di sản Tri thức dân gian Lịch tre của dân tộc Mường, hiện nay toàn tỉnh Hòa Bình còn lưu giữ được 5 bộ lịch cổ (Lịch Đoi/Roi), có từ hàng trăm ​năm và khoảng trên 100 bộ lịch tre sao chép làm mới đang được lưu giữ, sử dụng trong nhân dân. ​

Giá trị tri thức dân gian lịch tre của người Mường hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của người dân thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc, xứng đáng là một tri thức.

​Minh Nhật

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu