ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI
 
Chưa có thông tin
 

Nội dung bản tin

 
Các lễ hội ở Việt Nam vào dịp xuân về
Đăng ngày: 15-02-2022 10:02
asp:Label ID="lblSummary" runat="server"
​Trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, vạn vật cùng con người như bừng tỉnh và có thêm sức sống mới để bắt đầu mọi thứ. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất và thích hợp nhất trong năm để tổ chức các lễ hội ở Việt Nam.

 

Lễ hội truyền thống Việt những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước.
Từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hóa và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước.
Kinh nghiệm đối với du khách thập phương khi có ý định trẩy hội là tham khảo trước thông tin về thời gian, địa điểm và quan trọng nhất là tìm hiểu thật kĩ về câu chuyện văn hóa, lịch sử để tránh được những điều mà người dân địa phương kiêng kị trong đầu năm mới.

1. Lễ hội Căm Mường (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch)

Dân tộc Lự ở Lai Châu mang trong tâm thức tín ngưỡng về thần sông, thần núi, thần khe, thần suối và thần rồng. Rằng cuộc sống của họ có ấm no, đủ đầy hay không là nhờ các vị thần che chở. Chính vì thế, họ tổ chức lễ hội Căm Mường để dâng lễ vật tạ ơn thần linh và cầu nguyện cho một năm sung túc, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.


Nhừng người đàn ông trong mỗi gia đình đại diện tham gia lễ cúng thần linh theo đúng tập tục.

Đây là một lễ hội ở Việt Nam có từ khá lâu đời của người dân vùng cao. Vì thế mà Lai Châu thời gian này rất thu hút khách tham quan.
Lễ vật dâng thần linh tuy mộc mạc nhưng lại chứa đầy sự tỉ mỉ ​và được thực hiện theo nghi thức trang trọng. Mâm lễ vật bên cạnh hoa quả, rượu thịt thì còn có 18 chiếc thuyền giấy màu xanh lá và màu vàng. Màu xanh là tượng trưng cho rừng núi bạt ngàn, màu vàng là những cánh đồng lúa chín trổ bông, hình ảnh của một năm được mùa, no ấm.

 
 


Chàng trai thổi sáo, cô gái hát ca, giao duyên, ​hò hẹn trong ngày trẩy hội.
Mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện là đàn ông đi tham gia phần cúng lễ, khi về sẽ mang lộc cho những người ở nhà. Nghi thức cúng lễ có 4 phần: lễ thỉnh thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc. Tất cả được tổ chức ở một gố​c cây to trong bản làng.
Người chủ lễ phải là các bậc cao niên, uy tín, được người dân kính trọng. Người Lự không sử dụng khèn, sáo, trống hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào trong phần lễ vì họ cho rằng những âm thanh ấy sẽ làm ảnh hưởng đến sự thần bí và linh thiêng của thần linh.

 
  Phần hội theo sau diễn ra rất đặc sắc với màn thổi sáo mẹ, sáo con của những chàng trai, hoà theo tiếng hát ca của những cô gái. Ngoài ra, hội còn có trò chơi ném còn quen thuộc, đẩy gậy, đá gối, té nước giải đen. Người dân tộc Lự trong những ngày này sẽ vui chơi hết mình để tận hưởng trọn v​ẹn niềm vui trước khi bắt đầu cuộc sống thường ngày.
Khách du lịch trong những ngày này có thể chứng kiến các nghi lễ truyền thống đặc sắc lần đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, người Lự lại kiêng không cho người lạ vào nhà nên du khách sẽ phải thuê khách sạn ở xung quanh. Dù vậy, bạn vẫn được tự do tham gia phần hội vui tươi, sôi động đúng chất núi rừng.

 
 


2. Lễ hội Chùa Hương (kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch)

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội ở Việt Nam thu hút nhiều sự quan tâm của đồng bào cả nước. Khi cửa rừng Hương Sơn mở ra, hoa nở tràn núi đồi và vạn vật chìm trong màn sương huyền ảo, huyện Mỹ Đức, Hà Nội lúc này ngày cũng như đêm, các chuyến đò ở bến Đục không bao giờ thôi tấp nập khách.

 
 


Người Hà Nội thường trẩy hội chùa Hương trọn vẹn trong một ngày. Họ bắt đầu sắm lễ sẵn và xuất phát từ đêm để đường xá thông thoáng và kịp về trong chiều.
Chùa Hương tương truyền là nơi đất Phật linh thiêng, nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành nên chỉ cần thành tâm hướng Phật, mọi nguyện cầu nhân dịp đầu xuân sẽ thành hiện thực. Hơn nữa, quần thể chùa Hương là một tổng thể tín ngưỡng tại Việt Nam quy tụ Đạo, Nho giáo và Phật giáo với nhiều đền, chùa, miếu nổi tiếng cùng nhiều truyền thuyết huyền bí.

 
 


Người Hà Nội thường trẩy hội chùa Hương trọn vẹn trong một ngày.

Quẩn thể chùa Hương gồm bến Đục, suối Yến, đền Trình, núi Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, động Hương tích, suối Giải Oan, đền Cửa Vòng, chùa Cả và nhiều di tích tâm linh khác. Từ bến đò, người dân thường men theo đường núi để ghé thăm các đền, miếu dọc đường và cuối cùng là chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Nếu không thể leo núi, bạn có thể chọn cáp treo tuy nhiên, bạn sẽ bỏ qua nhiều điểm tham quan dọc đường.

 
 


Quần thể chùa Hương gồm nhiều ngôi chùa linh thiêng.

Chùa Thiên Trù là nơi diễn ra phần lễ chính với nhiều nghi thức cúng Phật linh thiêng và trang trọng, luôn nghi ngút khói hương quanh năm.

 
 


Mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”, tức động đẹp nhất trời nam với dáng hình conrồngchúa đang há miệng vờnngọc, động Hương Tích là quần thể hàng vạn nhũ đã nhấp nhô tạo nên những hình ảnh kì bí như bầu sữa mẹ ngày đêm tí tách nhỏ giọt, đụn gạo, đụn vàng, đụn tiền, núi cô, núi cậu, cây vàng và cây bạc. Người dân quan niệm rằng sau khi lễ tượngPhật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793), đi một vòng trong động và sờ tay vào những tạo hình của nhũ đá thì cả năm sẽ ấm no và sung túc.

 
 


Động Hương Tích nhữn​g ngày này người đi lễ rất đông nhưng ai cũng kiên nhẫn leo hết chặng đường dài để xuống được lòng động, thành tâm lễ Phật.

Phần hội tại Chùa Hương rất nhộn nhịp với các hoạt động như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn tại sân chùa hay sân nhà tổ với các động tác chèo đò, những đoạn hát lục bát vần điệu liên quan đến tích nhà Phật.

 

Sân chùa Thiên Trù mỗi năm lại rộn ràng những tiết mục văn nghệ ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông.

 Minh Thành

 

 


















































In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
 
Về đầu