1. Người cộng sản mẫu mực
Cuộc đời, sự
nghiệp của đồng chí Phùng Chí Kiên để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một
gương sáng mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản trên nhiều phương diện.
Đó là tấm gương sáng về lòng yêu nước,
thương dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân, giữ vững ý chi chiến đấu đến cùng
Những năm
tháng đồng chí Phùng Chí Kiên hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc và Liên Xô) là
lúc phong trào cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, đây là giai đoạn Đồng
chí hoạt động trên nhiều phương diện khác nhau, như: học tập, nghiên cứu lý luận,
khảo sát và hoạt động thực tiễn, đặc biệt chuẩn bị những nội dung cho Đại hội Đảng
lần thứ I, một đại hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo bước ngoặt, đánh dấu
sự phục hồi của phong trào cách mạng. Cùng với đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí
Phùng Chí Kiên đã làm hết sức mình, tổ chức tốt Đại hội Đảng, góp phần khôi phục
tổ chức của Đảng, đưa phong trào cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới.
Những năm
tháng được hoạt động bên cạnh Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với nhiều trọng trách
khác nhau (huấn luyện, đào tạo cán bộ, chuẩn bị cho Hội nghị lần thử tảm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, bảo vệ, xây dựng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ
Nhai...), đồng chí Phùng Chí Kiên đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã giữ vững khi tiết
cách mạng, nguyện hy sinh đến hơi thở cuối cùng để bảo toàn lực lượng cho cuộc
chiến đấu lâu dài mà Đảng và dân tộc sẽ phải trải qua.
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng
và Nhân dân, giữ vững ý thức tổ chức kỷ luật và ý chí chiến đấu, nghiêm chỉnh
chấp hành chỉ thị của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nghị quyết của Đảng
Là một nhà
chính trị, quân sự song toàn, được đào tạo cơ bản, có thể làm việc và hoạt động
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng đồng chí Phùng Chí Kiên luôn chấp hành sự
phân công của Đảng. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (tháng 7/1936) dưới sự
chủ trì của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, đồng chí Phùng Chí Kiên cùng một số đồng
chí khác trong Ban Chấp hành Trung ương được cử về nước hoạt động và được phân
công phụ trách công tác quân sự.
Những năm
tháng hoạt động cách mạng, Đồng chí Phùng Chí Kiên luôn chấp hành nghiêm túc sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và tổ chức, trên mọi công việc được phân công, Đồng
chí luôn nỗ lực hoàn thành với chất lượng và hiệu quả cao. Đồng chí luôn nhận
thức đúng đắn và rõ ràng bất cứ việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho Đảng thi
sẵn sàng nhận và hoàn thành với chất lượng tốt nhất.
Gương mẫu trong công tác, giản dị trong lối
sống, gần gũi, hòa mình với đồng bào, đồng chí
Ở tuổi thiếu
niên, Phùng Chí Kiên đã có một lối sống hòa đồng, gần gũi, chan hòa với bạn bè.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhân cách của Đồng chí được khắc họa rõ
nét; đặc biệt những tố chất về chính trị và quân sự của Đồng chí đều được thể
hiện qua phong cách, phương pháp cụ thể. Đó là: tác phong làm việc khoa học,
sâu sắc, luôn xuất phát từ thực tiễn, bám sát phong trào quần chúng; thái độ
làm việc nhiệt tình, năng nổ, không ngại khó khăn, gian khổ, việc nào cũng làm
hết lòng hết sức. Đồng chí Phùng Chí Kiên là người mà lời nói luôn đi đôi với
việc làm, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự cách mạng,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân “ Đồng chí là một cán bộ có đức độ và tài
năng cả chính trị và quân sự, được đào tạo cơ bản, nhạy bén phát hiện tình
hình, sống gần gũi, hòa mình với đồng chí, đồng bào, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ
thị của Bác và Trung ương ”.
2. Nhà chính trị, quân sự tài ba, lỗi lạc
Lòng yêu nước,
chỉ căm thù đế quốc xâm lược, khát khao thực hiện giải phóng dân tộc của đồng
chí Phùng Chí Kiên đã gây được những ấn tượng mạnh mẽ đối với Lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc. Tố chất thông minh, nhạy cảm trong học tập tiếp thu khoa học quân sự của
Đồng chí đã được Trường Quân sự Hoàng Phố, nơi Phùng Chí Kiên theo học khóa V
nhận xét “ rất nghiêm chỉnh, cần cù lao động,
dốc hết sức để học tập, bởi vì họ biết rằng để giành chính quyền về tay công
nông, phải cầm lấy vũ khí chiến đấu và chỉ có tri thức quân sự mới giúp họ bảo
vệ cách mạng khỏi thù trong, giặc ngoài ”; Trường Đại học Phương Đông và cố
vấn quân sự Liên Xô nhận xét: “ Qua học tập
và rèn luyện, đồng chí Phùng Chí Kiên tỏ rõ là người có năng lực về quân sự ”;
được đánh giá là một thanh niên có đầu óc quân sự và kỹ thuật, có khả năng lớn
về công tác năng động ”.
Trong thời
gian học tập ở Trường Quân sự Hoàng Phố, đồng chí Phùng Chí Kiên đã có nhiều
đóng góp cho Đảng Cộng sản và Hồng quân Trung Quốc; Đồng chỉ tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trong tổ chức xây dựng đơn vị quân đội, chỉ huy các trận đánh và
các chiến thuật tác chiến. Trong thời gian học tập ở Trường Đại học Phương
Đông, đồng chí Phùng Chí Kiên được đào tạo một khóa đặc biệt về mật mã quân sự
và sử dụng vô tuyến điện, sau khi tốt nghiệp, Đồng chí về Thượng Hải hoạt động
trong Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng và được bố trí vào công tác chuyên môn này.
Tài năng quân
sự của đồng chí Phùng Chí Kiên được bộc lộ rõ nhất trong thời kỳ hoạt động ở Pắc
Bó, Cao Bằng. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ do Tổng Bí thư Trường Chinh giao, đồng
chí Phùng Chí Kiên bắt tay ngay vào việc củng cố, xây dựng các cơ sở cách mạng,
tổ chức đảng, đoàn thể. Một trong những bài học lớn nhất và có giá trị nhất được
Đồng chí vận dụng một cách sáng tạo vào công việc lúc bấy giờ trên cương vị Chỉ
huy trưởng Đội Cứu quốc quân là dựa vào dân, bám trụ vào dân, có dân là có tất
cả. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phùng Chí Kiên, Đội Cứu quốc quân đã bảo vệ an
toàn Khu căn cứ Bắc Sơn, giúp xây dựng và phát triển các đội tự vệ, du kích tại
các địa phương khác; bảo vệ an toàn cho các đồng chí cán bộ Trung ương Đảng về
quán triệt Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII; tổ chức đánh các
đồn lẻ của địch, thu vũ khí.
Từ kinh nghiệm
thực tiễn của mình, Đồng chí còn truyền đạt những kiến thức cơ bản về quân sự,
nhất là chiến thuật du kích cho các cán bộ về dự Hội nghị quán triệt Nghị quyết
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII, để khi trở về địa phương họ
sẽ phổ biến cho tự vệ và quần chúng cách mạng; Đồng chí cùng toàn Đội tổ chức họp
đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, củng cố khu căn cứ, đề
ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động, củng cố lực lượng, phát triển phong trào
cách mạng, sẵn sàng chống dịch khủng bố.
Kế hoạch xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong thời kỳ chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa
còn đang dang dở thị thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, tập trung bủa vây hàng
tiêu diệt lực lượng cán bộ nòng cốt của ta ở Khu căn cứ. Trước tình hình đó, Đồng
chí đã vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản về kháng chiến toàn dân, kết
hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nguyên tắc tác chiến du
kích để bảo vệ an toàn cho cán bộ về dự Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII; đồng thời, đưa các đồng chí trong
Ban Thường vụ Trung ương Đảng về dưới xuôi an toàn. Với quan điểm phải bảo vệ “
vốn liếng ” quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này, Phùng Chí Kiên và Lương Văn
Tri chủ trương rút quân ra khỏi vòng vây của địch, chỉ để lại một tiểu đội bí mật
hoạt động. Tháng 8/1941, Cứu quốc quân chia làm hai cánh rút về phía Cao Bằng
và Lạng Sơn. Cánh quân rút về phía Lạng Sơn do đồng chí Hoàng Văn Thái và Đặng
Văn Cáp chỉ huy từ Khuỗi Nội sang huyện Bình Gia lên Văn Mịch, Thất Khê, sau đó
sang biên giới Việt - Trung an toàn. Cánh quân rút về phía Cao Bằng, khi qua
vùng Na Rì (Bắc Cạn), bị địch phục kích, Đồng chí kiên cường chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng và đã anh dũng hy sinh vào ngày 22/8/1941, khi mới 40 tuổi đời,
trong lúc tài năng đang nở rộ.
3. Người chiến sĩ cộng sản quốc tế, nhà chính
trị sắc sảo
Việc Phùng Chí Kiên tìm đến Quảng
Châu, trung tâm đào tạo huấn luyện cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, là biểu hiện
nhạy bén của một tư duy chính trị sáng suốt. Sau một thời gian ngắn đến Quảng
Châu, với nhiệt huyết cách mạng, tư chất thông minh, Phùng Chí Kiên đã được
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhóm cố vấn quân sự Nga chọn cùng một số thanh niên
Việt Nam khác đưa vào đào tạo tại Trường Quân sự Hoàng Phố của Chính phủ Tôn
Trung Sơn.
Khi Đảng Cộng
sản và phong trào cách mạng Trung Quốc bị lực lượng của Tưởng Giới Thạch đàn
áp, Phùng Chí Kiên đã cùng nhiều cán bộ cách mạng Việt Nam đứng về phía Đảng Cộng
sản Trung Quốc, trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu, chống lực lượng
phản cách mạng.
Là một chiến
sĩ cách mạng trẻ tuổi, tuy chưa được trải qua thử thách và mới được dự một khóa
duy nhất ở Quảng Châu do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo, nhưng sự kiện tham gia
cuộc khởi nghĩa ở Quảng Châu chứng tỏ đồng chí Phùng Chí Kiên, với lòng quả cảm,
sẵn sàng hy sinh xương máu, hiến dâng tất cả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân Trung Quốc, đã khẳng định tinh thần quốc tế vô sản cao cả
của những người cách mạng Việt Nam.
Trong những
năm học tại Trường Đại học Phương Đông, tình hình cách mạng trong nước gặp muôn
vàn khó khăn. Dưới ánh sáng tư tưởng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Phùng
Chí Kiên sớm xác định cho mình động cơ, tỉnh thần cách mạng và thái độ học tập
nghiêm túc để về nước phục vụ sự nghiệp giải phóng đất nước, Đồng chí đã tận dụng
mọi cơ hội để kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết trong các bài giảng với cuộc sống
thực tiễn. Sau khi kết thúc khóa học ở Trường Đại học Phương Đông, đồng chí
Phùng Chí Kiên cùng với các đồng chí Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dựt
đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng
và việc khôi phục phong trào cách mạng, trong đó có việc tổ chức Đại hội toàn
quốc lần thứ nhất của Đảng. Đóng góp lớn nhất của đồng chí Phùng Chí Kiên khi về
công tác ở Ban Chỉ huy ở ngoài từ giữa năm 1934 và cùng với đồng chí Hà Huy Tập
dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (tháng
3/1935) khi đồng chí Lê Hồng Phong đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Nghị quyết
chính trị và nhiều nghị quyết quan trọng khác được thông qua tại Đại hội dưới sự
chủ trì của các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên và một số đồng chí khác,
tuy còn có những điểm “ không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước
lúc bấy giờ ”, nhưng đã chứng tỏ sự chủ động, nhạy bén về chính trị của những
người chủ trì. Việc đồng chí Phùng Chí Kiên được chỉ định vào Ban Thường vụ
Trung ương Đảng Cộng sản, lãnh đạo Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng là sự ghi nhận
của tổ chức đảng đối với đồng chí về trình độ chính trị và đạo đức cách mạng. Với
16 năm hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, đồng chí Phùng Chí Kiên đã để lại những
dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của cách mạng của Đảng ta, quân đội
ta, không chỉ về mặt tổ chức mà cả về mặt đường lối cách mạng.
Duy Anh